Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh về sức khỏe sinh sản » Tiền sản giật

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Tiền sản giật bằng cách nào?

Cách kiểm tra-xét nghiệm và chẩn đoán của Bệnh Tiền sản giật ra sao? Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Tiền sản giật bằng hình ảnh, video và các dấu hiệu nhận biết-biểu hiện theo từng giai đoạn bệnh khác nhau như thế nào? Chi phí cho việc xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Tiền sản giật tốn bao nhiêu tiền? Và chi phí (bảng giá) xét nghiệm sàng lọc và kỹ thuật tầm soát ung thư (nếu có) của Bệnh Tiền sản giật? Tiền sản giật có cần xét nghiệm tế bào không? Cách xem kết quả và cách làm xét nghiệm-chẩn đoán Tiền sản giật.

Tiền sản giật

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Tiền sản giật bằng cách nào?

1. Các xét nghiệm 

Bệnh nhân tiền sản giật cần làm các xét nghiệm:

  • Công thức máu, hematocrit, hemoglobin, tiểu cầu.

  • Đánh giá chức năng thận:  axit uric, ure, creatinin, protein niệu. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận, nước tiểu có thể có bạch cầu, hồng cầu, trụ niệu.

  • Chức năng gan: SGOT, SGPT.

  • Điện giải đồ và dự trữ kiềm.

  • Chức năng đông chảy máu toàn bộ.

  • CRP, protein máu.

  • Soi đáy mắt.

  • Đánh giá tình trạng thai nhi.

Tiền sản giật Xét nghiệm và chẩn đoán

Cần làm xét nghiệm công thức máu cho bệnh nhân

2. Chẩn đoán 

Chẩn đoán tiền sản giật dựa vào ba triệu chứng chính: cao huyết áp, phù, protein niệu.

2.1. Tiền sản giật nhẹ

  • Huyết áp tâm thu 140 đến <160 mmHg

  • Huyết áp tâm trương 90 đến <110 mmHg

  • Protein niệu từ 0,3g/l đến 1,0g/l

2.2. Tiền sản giật nặng

Khi có ít nhất một trong những dấu hiệu sau:

  • Huyết áp tối đa ≥ 160 mmHg và/hoặc tối thiểu ≥110mmHg

  • Protein niệu ≥ 3g/l

  • Rối loạn thị giác và tri giác

  • Đau đầu nhưng không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường

  • Đau vùng thượng vị hoặc phần tư trên của hạ sườn phải

  • Phù phổi hoặc xanh tím

  • Thiểu niệu: lượng nước tiểu <400ml/24 giờ

  • Giảm tiểu cầu: số lượng tiểu cầu <150.000/mm3

  • Tăng men gan

  • Thai chậm phát triển

Chẩn đoán phân biệt tiền sản giật với cao huyết áp mãn tính, các bệnh lý về thận, phù do tim, phù do suy dinh dưỡng.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 24/08/2023 00:31