Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh về sức khỏe sinh sản » Tăng huyết áp thai kì

Tăng huyết áp thai kì là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Tăng huyết áp thai kì là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Tăng huyết áp thai kì. Phân loại Bệnh Tăng huyết áp thai kì có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Tăng huyết áp thai kì bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Tăng huyết áp thai kì, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Tăng huyết áp thai kì. Và những điều cần biết khác về Tăng huyết áp thai kì. Tìm hiểu xem Bệnh Tăng huyết áp thai kì có nguy hiểm không? Tăng huyết áp thai kì có lây không? Tăng huyết áp thai kì có di truyền không?

Tăng huyết áp thai kì

Tăng huyết áp thai kì là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Tăng huyết áp thai kì

Tăng huyết áp thai kì là bệnh gì?

Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng phụ nữ mang thai tăng huyết áp sau tuần thứ 20 của thai kỳ, huyết áp trở về bình thường sau khi sinh 6 tuần. Tăng huyết áp thai kỳ mức độ nhẹ khi huyết áp từ 140-159/90-109mmHg, mức độ nặng khi huyết áp ≥160/100 mmHg.

Tăng huyết áp thai kỳ được phân loại như sau:

  • Tiền sản giật hoặc sản giật: thường gặp sau tuần thứ 20 của thai kỳ, tăng huyết áp kèm theo các rối loạn như: phù toàn thân, protein niệu, đôi khi có rối loạn chức năng gan và rối loạn đông máu.

  • Tăng huyết áp mạn tính: khi phụ nữ mang thai có tình trạng tăng huyết áp trước tuần thứ 20 của thai kỳ

  • Tăng huyết áp thoáng qua: khi phụ nữ mang thai tăng huyết áp, không có các triệu chứng thần kinh trung ương hoặc protein niệu và huyết áp trở về bình thường trong thời gian ngắn (thường sau khoảng 10 ngày, huyết áp sẽ trở về bình thường).

Tăng huyết áp thai kì là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây Bệnh Tăng huyết áp thai kì?

Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tăng huyết áp thai kỳ. Một số yếu tố thuận lợi có thể dẫn đến tăng huyết áp thai kỳ bao gồm ít vận động thể lực, ăn nhiều muối, béo phì, căng thẳng thần kinh, tâm lý, tăng cholesterol,… Bên cạnh đó, tuổi của sản phụ ít (<18 tuổi) hoặc cao (>35 tuổi), tiền sử gia đình có người mắc tăng huyết áp, chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, thiếu máu, đa thai, thai phụ có nước ối quá nhiều, thời tiết thay đổi đột ngột,… cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp cho phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc một số bệnh lý có thể làm tăng huyết áp như: bệnh về thận, tuyến giáp, tuyến thượng thận, bệnh tim mạch, tiểu đường…

Tăng huyết áp thai kì Nguyên nhân

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Tăng huyết áp thai kì là gì?

Tùy theo cơ địa, thai phụ có thể có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên có những trường hợp thai phụ tăng huyết áp nhưng không có bất cứ triệu chứng nào. Thông thường các triệu chứng cao huyết áp ở phụ nữ mang thai gồm:

  • Cao huyết áp

  • Xuất hiện protein trong nước tiểu 

  • Phù

  • Tăng cân đột ngột

  • Suy giảm thị lực (có hiện tượng nhìn mờ hoặc nhìn đôi)

  • Buồn nôn, nôn

  • Đau bụng bên phải, đau thượng vị.

  • Đi tiểu ít

  • Thay đổi các xét nghiệm chức năng gan hoặc thận.

Tăng huyết áp thai kì Triệu chứng

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Tăng huyết áp thai kì bằng cách nào?

Phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc tăng huyết áp thai kỳ khi có huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg.

Tăng huyết áp thai kì Xét nghiệm và chẩn đoán

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 13/11/2023 17:27