Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh về sức khỏe sinh sản » Rau tiền đạo

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Rau tiền đạo bằng cách nào?

Cách kiểm tra-xét nghiệm và chẩn đoán của Bệnh Rau tiền đạo ra sao? Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Rau tiền đạo bằng hình ảnh, video và các dấu hiệu nhận biết-biểu hiện theo từng giai đoạn bệnh khác nhau như thế nào? Chi phí cho việc xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Rau tiền đạo tốn bao nhiêu tiền? Và chi phí (bảng giá) xét nghiệm sàng lọc và kỹ thuật tầm soát ung thư (nếu có) của Bệnh Rau tiền đạo? Rau tiền đạo có cần xét nghiệm tế bào không? Cách xem kết quả và cách làm xét nghiệm-chẩn đoán Rau tiền đạo.

Rau tiền đạo

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Rau tiền đạo bằng cách nào?

1. Xét nghiệm

  • Siêu âm: xác định chính xác vị trí bám của bánh rau. Đây là phương pháp có giá trị chẩn đoán cao (độ chính xác với đầu dò đường âm đạo là 100% và với đầu dò đường bụng là 95%) và an toàn, trước khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng là chảy máu. Trong thai kỳ, siêu âm còn là phương pháp theo dõi tiến triển của rau tiền đạo.

Rau tiền đạo Xét nghiệm và chẩn đoán

Siêu âm giúp xác định chính xác vị trí của bánh rau

  • Chụp cộng hưởng từ giúp chẩn đoán rau tiền đạo chính xác nhưng không được sử dụng rộng rãi như siêu âm vì đây là phương pháp tốn kém và phức tạp.

2. Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định rau tiền đạo dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm.

Rau tiền đạo cần chẩn đoán phân biệt với những trường hợp sau:

  • Rau bong non: bệnh nhân thường có hội chứng tiền sản giật, sản giật. Máu âm đạo không đông, đen loãng. Sản phụ đau bụng nhiều, thai suy nhanh chóng, tử cung co cứng.

  • Vỡ tử cung: bệnh nhân thường có dấu hiệu dọa vỡ, choáng nặng, có dấu hiệu xuất huyết nội, thai suy hoặc chết.

  • Các nguyên nhân khác gây chảy máu từ cổ tử cung ( polyp, viêm lộ tuyến, ung thư...), chảy máu âm đạo. Trong khi chuyển dạ cần chẩn đoán phân biệt với đứt mạch máu của dây rau: máu chảy ra đỏ tươi, thai suy rất nhanh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 03/11/2023 13:12