Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh về sức khỏe sinh sản » Rau tiền đạo

Biện pháp trị Rau tiền đạo và phác đồ điều trị Bệnh Rau tiền đạo là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Rau tiền đạo là gì? Có mấy phác đồ điều trị Rau tiền đạo? Bệnh Rau tiền đạo chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Rau tiền đạo? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Rau tiền đạo của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Rau tiền đạo thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Rau tiền đạo là tốt nhất? Để trị Rau tiền đạo thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Rau tiền đạo thì có phải phẫu thuật hay không?

Rau tiền đạo

Biện pháp trị Rau tiền đạo và phác đồ điều trị Bệnh Rau tiền đạo là gì?

1. Tuyến xã

Khi nghi ngờ và chẩn đoán được rau tiền đạo, phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khám, chẩn đoán, theo dõi và điều trị.

Trường hợp bệnh nhân chảy máu âm đạo nhiều hoặc đã có chuyển dạ, cần sử dụng thuốc giảm gò và hồi sức chống choáng tích cực, chuyển lên tuyến trên có cán bộ y tế đi kèm.

2. Tuyến huyện, các tuyến chuyên khoa

Nguyên tắc điều trị rau tiền đạo là dựa vào tuổi thai, mức độ chảy máu, phân loại lâm sàng.

2.1. Xử trí khi chưa chuyển dạ

Chăm sóc, theo dõi và huyên bệnh nhân nhập viện điều trị và dự phòng cho lần chảy máu sau. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, hạn chế tối đa  đi lại. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chống táo bón. Bác sĩ sẽ xác định tuổi thai, trọng lượng thai và rau tiền đạo thuộc loại nào để có biện pháp xử lý phù hợp, theo dõi sự phát triển của thai và bánh rau.  . Bệnh nhân được làm các xét nghiệm máu như công thức máu, hemoglobin, hematocrit, phân loại máu. 

Rau tiền đạo Cách điều trị

Bệnh nhân được làm các xét nghiệm máu

Điều trị rau tiền đạo: 

  • Điều trị duy trì: khi mức độ chảy máu không nhiều và thai chưa trưởng thành. Sử dụng thuốc giảm co tử cung (Salbutamol, Spasmaverine, Magie Sulfat), kháng sinh, các vitamin và viên sắt.

  • Chấm dứt thai kỳ: nên chủ động mổ lấy thai nếu rau tiền đạo trung tâm khi thai đủ tháng để phòng tránh chảy máu khi chuyển dạ. Nếu bệnh nhân điều trị chảy máu không có kết quả hoặc chảy máu nặng nên chủ động mổ lấy thai để cầm máu cứu người mẹ không kể tuổi thai.

2.2. Xử trí khi chuyển dạ

Xử trí rau tiền đạo không trung tâm:

  • Đa số các trường hợp có thể sinh đường âm đạo. Nên bấm ối khi chuyển dạ để hạn chế chảy máu. Nếu sau khi bấm ối máu vẫn chảy, nên mổ lấy thai.

  • Khi có quyết định cho bệnh nhân sinh đường âm đạo, cần theo dõi sát sao toàn trạng, các dấu hiệu sinh tồn, lượng máu mất đi của sản phụ và tình trạng thai. Nếu người mẹ mất máu nhiều, hoặc phát sinh các yếu tố nguy cơ khác thì phải tiến hành mổ lấy thai cấp cứu.

  • Sau khi thai sổ, bánh rau thường bong sớm vì một phần bánh rau đã bong trước khi sinh. Có thể chảy máu ở chỗ hỗ rau bám, cần cho bệnh nhân dùng thuốc co hồi tử cung. Nếu không có kết quả, phải cắt tử cung bán phần thấp để cầm máu.

Xử trí rau tiền đạo trung tâm: chỉ định mổ lấy thai tuyệt đối. Trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều, không kiểm soát được, có thể buộc động mạch hạ vị hoặc động mạch tử cung để cầm máu. Nếu phương pháp này không có kết quả, phải cắt tử cung bán phần thấp để cầm máu.

2.3. Thời kỳ hậu sản
  • Theo dõi để đề phòng nhiễm khuẩn và chảy máu thứ phát sau sinh.

  • Trong thời kỳ hậu sản, nếu người mẹ thiếu máu nhiều phải uống thêm viên sắt và truyền máu để bù lại lượng máu đã mất.

  • Trẻ sơ sinh phần lớn là trẻ non tháng nên cần được chăm sóc đặc biệt.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 23/08/2023 00:48