Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh về sức khỏe sinh sản » Rau bong non

Biện pháp trị Rau bong non và phác đồ điều trị Bệnh Rau bong non là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Rau bong non là gì? Có mấy phác đồ điều trị Rau bong non? Bệnh Rau bong non chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Rau bong non? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Rau bong non của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Rau bong non thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Rau bong non là tốt nhất? Để trị Rau bong non thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Rau bong non thì có phải phẫu thuật hay không?

Rau bong non

Biện pháp trị Rau bong non và phác đồ điều trị Bệnh Rau bong non là gì?

1. Điều trị trước đẻ

1.1. Thể ẩn

Thể ẩn hường không phát hiện được trước nên không xử trí gì

1.2. Thể nhẹ

Ở tuyến cơ sở:

  • Sơ cứu: giảm co: Papaverin 40mg (tiêm bắp 1 - 4 ống),  giảm đau.

  • Chuyển tuyến chuyên khoa và có nhân viên y tế đi kèm

Tuyến chuyên khoa:

  • Giảm đau, giảm co, an thần.

  • Sản khoa: bấm ối sớm, thúc đẩy kết thúc cuộc đẻ nhanh. Chỉ định mổ lấy thai ngay nếu gặp khó khăn.

  • Ngoại khoa: cần đánh giá sát tổn thương tại tử cung để có quyết định bảo tồn tử cung hay cắt bán phần tử cung. Vì ở thể nhẹ, triệu chứng lâm sàng đôi khi  không rõ rệt nhưng tử cung lại bị tổn thương nặng.

1.3. Thể trung bình

Ở tuyến cơ sở:

  • Cấp cứu: giảm co, giảm đau,lập đường truyền tĩnh mạch (dùng dịch truyền cơ sở đang sẵn có)

  • Chuyển tuyến chuyên khoa và có nhân viên y tế đi kèm.

Tuyến chuyên khoa:

  • Chống choáng: Bù khối lượng tuần hoàn (truyền máu và dịch), bù điện giải. Sử dụng cortisone đường truyền tĩnh mạch. Chỉ định thuốc kháng histamin tổng hợp, thuốc phong bế thần kinh giao cảm. Trợ tim: Chống rối loạn đông máu, Transamin (truyền tĩnh mạch 250mg - 1000mg), Fibrinogen (tiêm tĩnh mạch 2 - 4g)

  • Sản khoa: Chỉ lấy thai ra khi cổ tử cung đã mở rộng, sau bấm ối ngôi thai tiến triển nhanh, thường đẻ dễ dàng… Các trường hợp: cổ tử cung mở ít hoặc có nguy cơ diễn biến nặng thêm phải chỉ định mổ ngay để cứu cả mẹ và con.

  • Ngoại khoa: Sau khi mổ lấy thai cần đánh giá tổn thương tại tử cung để quyết định bảo tồn tử cung hay phải cắt bán phần để cầm máu.

1.4. Thể nặng

Tại tuyến cơ sở, thực hiện song song 2 việc:

  • Cấp cứu ngay: cho bệnh nhân thở oxy liên tục, thiết lập đường truyền tĩnh mạch (bằng loại dịch truyền cơ sở có sẵn). Sử dụng các thuốc giảm đau, giảm co, thuốc hồi sức qua đường truyền tĩnh mạch

  • Mời kíp mổ tuyến chuyên khoa để hồi sức và mổ cấp cứu tại chỗ, tránh vận chuyển bệnh nhân vì có thể dẫn đến tình trạng sốc nặng hơn.

Tuyến chuyên khoa:

  • Cho bệnh nhân thở oxy liên tục.

  • Chống choáng tích cực bằng truyền máu và các dung dịch thay thế máu, bù điện giải, corticoid, kháng histamin tổng hợp, giảm đau, trợ tim,... (liều dùng như ở thể trung bình)

  • Chống rối loạn đông máu: Transamin, Fibrinogen (dùng theo đường tĩnh mạch, liều dùng như ở điều trị thể trung bình)

  • Chống vô niệu: Lasix liều cao tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

  • Chống nhiễm khuẩn bằng phối hợp kháng sinh toàn thân.

  • Chỉ định mổ lấy thai nhanh (mặc dù con đã chết) và cắt tử cung bán phần vì tử cung thường đã tổn thương nặng.

Chú ý: với thể nặng phải xử trí nhanh chóng, tiến hành song song hồi sức tích cực và mổ cắt tử cung.

2. Điều trị sau đẻ

Điều trị sau đẻ chỉ thực hiện ở tuyến chuyên khoa:

  • Tiếp tục điều trị chống sốc cho mẹ và hồi sức sơ sinh

  • Theo dõi chảy máu, đặc biệt khi còn để lại tử cung. Nếu thấy bệnh nhân còn liên tục ra máu loãng, thẫm màu chứng tỏ các biện pháp điều trị chống rối loạn đông máu không hiệu quả hoặc tử cung đờ không hồi phục thì phải chỉ định mổ lại cắt tử cung ngay để cầm máu.

  • Tiếp tục theo dõi chức năng gan và thận để kịp thời điều trị khi có biến chứng. Theo dõi tình trạng nhiễm khuẩn để điều chỉnh liều kháng sinh và phối hợp kháng sinh hợp lý.

Biện pháp trị Rau bong non và phác đồ điều trị Bệnh Rau bong non là gì?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 03/11/2023 13:22