Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh về sức khỏe sinh sản » Nhiễm khuẩn sau sinh

Biện pháp trị Nhiễm khuẩn sau sinh và phác đồ điều trị Bệnh Nhiễm khuẩn sau sinh là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Nhiễm khuẩn sau sinh là gì? Có mấy phác đồ điều trị Nhiễm khuẩn sau sinh? Bệnh Nhiễm khuẩn sau sinh chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Nhiễm khuẩn sau sinh? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Nhiễm khuẩn sau sinh của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Nhiễm khuẩn sau sinh thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Nhiễm khuẩn sau sinh là tốt nhất? Để trị Nhiễm khuẩn sau sinh thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Nhiễm khuẩn sau sinh thì có phải phẫu thuật hay không?

Nhiễm khuẩn sau sinh

Biện pháp trị Nhiễm khuẩn sau sinh và phác đồ điều trị Bệnh Nhiễm khuẩn sau sinh là gì?

1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm đạo, âm hộ

  • Cắt chỉ toàn bộ nếu vết thương có tấy đỏ và mủ, cắt chỉ ngắt khoảng nếu vết khâu phù nề.

  • Sử dụng kháng sinh.

  • Vệ sinh tại chỗ bằng Betadine 10% hàng ngày.

2. Viêm nội mạc tử cung

  • Thuốc co hồi tử cung.

  • Kháng sinh đường tiêm.

  • Nong cổ tử cung nếu có bế sản dịch.

  • Cấy sản dịch, sau đó chỉ định kháng sinh cho bệnh nhân theo kháng sinh đồ.

  • Nếu có sót rau tiến hành nạo buồng tử cung, tốt nhất sau khi đã sử dụng kháng sinh 24 giờ.

3. Viêm cơ tử cung

  • Cấy sản dịch, điều trị cho bệnh nhân theo kháng sinh đồ

  • Dùng kháng sinh phổ rộng, liều cao đường tiêm và phối hợp kháng sinh (Beta-Lactam, Metronidazol, Aminosid).

  • Thuốc co hồi tử cung (oxytocin)

  • Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, truyền máu, bù nước và điện giải nếu cần thiết.

  • Nạo kiểm tra buồng tử cung nếu sót nhau.

  • Cắt tử cung trong trường hợp nặng.

4. Viêm dây chằng và phần phụ

  • Sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ trong 2 tuần hoặc cho đến khi bệnh nhân khỏi

  • Thuốc co hồi tử cung

  • Giảm đau, kháng viêm

  • Dẫn lưu túi mủ qua âm đạo

  • Nếu nặng, chỉ định cắt tử cung bán phần và dẫn lưu

5. Viêm phúc mạc tiểu khung

  • Nội khoa: Điều trị kháng sinh đường tiêm liều cao, phổ rộng và phối hợp kháng sinh (Beta-Lactam, Aminosid, Metronidazol).

  • Ngoại khoa: Dẫn lưu mủ qua âm đạo từ túi cùng sau.

6. Viêm phúc mạc toàn thể

  • Nội khoa: bồi phụ nước, điện giải, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Sử dụng kháng sinh liều cao, phổ rộng, phối hợp các kháng sinh (Beta-Lactam, Aminosid, Metronidazol)

Nhiễm khuẩn sau sinh Cách điều trị

Sử dụng kháng sinh liều cao, phổ rộng để điều trị cho bệnh nhân

  • Ngoại khoa: phẫu thuật dẫn lưu ổ mủ, cắt tử cung. Cần cấy dịch ổ bụng và làm kháng sinh đồ.

2.7. Nhiễm khuẩn huyết

  • Nội khoa: hồi sức, truyền dịch, chống rối loạn nước, điện giải cho bệnh nhân. Sử dụng kháng sinh phổ rộng, liều cao, phối hợp dựa theo kháng sinh đồ.

  • Ngoại khoa: cắt tử cung. Có thể giữ tử cung ở những bệnh nhân trẻ tuổi, có mong muốn có con và điều trị nội khoa mang lại hiệu quả.

2.8. Choáng nhiễm khuẩn

Mục đích điều trị là chống trụy tim mạch, chống nhiễm khuẩn và các biến chứng cho bệnh nhân. Điều trị bao gồm:

  • Nội khoa: hồi sức cho bệnh nhân, bồi phụ nước và điện giải. Nếu bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu nặng hoặc rối loạn đông máu, truyền máu cho bệnh nhân.  Sử dụng corticoid, kháng sinh liều cao, phổ rộng theo kháng sinh đồ, phối hợp kháng sinh

  • Ngoại khoa: dẫn lưu ổ mủ, nạo buồng tử cung, cắt tử cung để loại bỏ ổ nhiễm khuẩn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 23/08/2023 08:04