
Nhiễm khuẩn sau sinh là bệnh gì?
Nhiễm khuẩn sau sinh là nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục trong thời kỳ hậu sản. Đây là một trong những tai biến sản khoa thường gặp, có thể gây tử vong mẹ trong các tai biến sản khoa.

Nguyên nhân nào gây Bệnh Nhiễm khuẩn sau sinh?
Các loại vi khuẩn thường phân lập được trong nhiễm khuẩn sau sinh gồm: E. coli, Enterobacter, liên cầu, tụ cầu, vi khuẩn kỵ khí như Clostridium.
Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn sau sinh bao gồm:
-
Trang thiết bị, cơ sở vật chất không đảm bảo vô khuẩn.
-
Các kỹ thuật can thiệp và chỉ định trong sản khoa không đúng thời điểm (trường hợp bệnh nhân đang nhiễm khuẩn).
-
Chăm sóc trước, trong và sau khi sinh không đảm bảo quy trình.
-
Các nhiễm khuẩn đường sinh dục không xử trí tốt trước khi sinh.
-
Chuyển dạ kéo dài.
-
Ối vỡ non, vỡ sớm.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Nhiễm khuẩn sau sinh là gì?
1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm đạo, âm hộ
Đây là hình thái nhiễm khuẩn sau sinh nhẹ nhất, thường tiến triển tốt nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Các triệu chứng bao gồm:
-
Sốt nhẹ 38 - 38.5 độ C.
-
Vùng tầng sinh môn viêm tấy, đỏ, đau, trường hợp nặng có thể có mủ (khối tụ máu âm hộ/âm đạo là vị trí đặc biệt dễ nhiễm khuẩn).
2. Viêm nội mạc tử cung
Đây là hình thái nhẹ, thường gặp. Triệu chứng bao gồm:
-
Sốt xuất hiện 2-3 ngày sau đẻ.
-
Mạch nhanh 100 - 120 lần /phút.
-
Mệt mỏi.
-
Tử cung co hồi chậm.
-
Sản dịch có thể có mủ lẫn máu, hôi.
3. Viêm cơ tử cung
Viêm cơ tử cung hiếm gặp, thường xảy ra sau viêm nội mạc nếu không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng:
-
Sốt cao 39-40 độ C, có biểu hiện nhiễm trùng nặng.
Bệnh nhân viêm cơ tử cung sốt cao 39-40 độ C
-
Sản dịch hôi, ra máu có lẫn mủ.
-
Tử cung to mềm và nắn đau.
4. Viêm dây chằng và phần phụ
Triệu chứng thường xuất hiện muộn 8 -10 ngày sau đẻ, bao gồm:
-
Sốt, mệt mỏi
-
Sản dịch hôi
-
Tử cung co hồi chậm.
-
Nắn thấy khối u cạnh tử cung bờ không rõ, đau
5. Viêm phúc mạc tiểu khung
Các triệu chứng xuất hiện sau đẻ 3 - 15 ngày, gồm:
-
Sốt cao 39 - 40 độ C
-
Mạch nhanh
-
Đau âm ỉ hạ vị
-
Tiểu buốt, tiểu rát
-
Hội chứng giả lỵ
-
Tử cung to, đau, di động kém
-
Đau túi cùng sau khi khám
6. Viêm phúc mạc toàn thể
Các triệu chứng của viêm phúc mạc toàn thể thường xuất hiện muộn, bao gồm:
-
Sốt cao 39 - 40 độ
-
Mạch nhanh và nhỏ.
-
Hơi thở hôi, thở nhanh và nông
-
Nôn, buồn nôn
-
Tiêu chảy, phân thối khắm
-
Bụng chướng, cảm ứng phúc mạc
-
Tử cung ấn đau, to, cổ tử cung chưa đóng kín
-
Xét nghiệm: bạch cầu tăng cao, CRP cao, hematocrit cao, rối loạn điện giải và toan chuyển hoá. Cấy sản dịch của bệnh nhân để tìm vi khuẩn gây bệnh. Siêu âm thấy quai ruột chướng, có dịch ổ bụng, có thể xác định các bất thường ở tử cung.
7. Nhiễm khuẩn huyết
Bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn huyết có tỉ lệ tử vong cao, có thể để lại nhiều di chứng. Triệu chứng bao gồm:
-
Hội chứng nhiễm trùng nặng: sốt cao, rét run, mặt hốc hác do mất nước, môi khô, lưỡi bẩn.
-
Hội chứng thiếu máu: hồng cầu và Hemoglobin giảm, da xanh.
-
Các dấu hiệu choáng: tụt huyết áp, trạng thái tâm thần bất định, rối loạn vận mạch, nhiễm toan máu.
-
Tử cung ấn rất đau, to và mềm, cổ tử cung hé mở
-
Sản dịch nhiều, có mùi hôi, có mủ lẫn máu.
-
Có thể có nhiễm khuẩn tại các cơ quan khác.
-
Cấy máu để tìm nguyên nhân gây bệnh, phải thực hiện trước khi sử dụng kháng sinh.
-
Công thức máu: bạch cầu tăng rất cao, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng, hematocrit tăng, tốc độ lắng máu tăng.
-
Suy giảm chức năng gan thận
-
Rối loạn các yếu tố đông máu.
8. Choáng nhiễm khuẩn
Choáng nhiễm khuẩn là tình trạng suy sụp tuần hoàn nguyên nhân do nội độc tố của vi khuẩn, là biến chứng nặng của nhiễm khuẩn sau sinh. Tỷ lệ tử vong cao, lên tới 60% - 75%.
Triệu chứng:
-
Suy tuần hoàn và suy hô hấp: khó thở, thở nhanh nông, tím tái toàn thân, nổi vân tím, mạch nhanh, huyết áp tụt.
-
Hội chứng nhiễm trùng nặng: môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, sốt cao đột ngột, có thể đến 40 - 41 độ C.
-
Thần kinh: ảo giác, lơ mơ, vật vã hoặc li bì.
-
Thiểu niệu.
-
Công thức máu: bạch cầu tăng cao, ure máu tăng, rối loạn nước và điện giải, men tăng. Tiến hành cấy máu có thể phát hiện vi khuẩn gây bệnh.
Biện pháp trị Nhiễm khuẩn sau sinh và phác đồ điều trị Bệnh Nhiễm khuẩn sau sinh là gì?
1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm đạo, âm hộ
-
Cắt chỉ toàn bộ nếu vết thương có tấy đỏ và mủ, cắt chỉ ngắt khoảng nếu vết khâu phù nề.
-
Sử dụng kháng sinh.
-
Vệ sinh tại chỗ bằng Betadine 10% hàng ngày.
2. Viêm nội mạc tử cung
-
Thuốc co hồi tử cung.
-
Kháng sinh đường tiêm.
-
Nong cổ tử cung nếu có bế sản dịch.
-
Cấy sản dịch, sau đó chỉ định kháng sinh cho bệnh nhân theo kháng sinh đồ.
-
Nếu có sót rau tiến hành nạo buồng tử cung, tốt nhất sau khi đã sử dụng kháng sinh 24 giờ.
3. Viêm cơ tử cung
-
Cấy sản dịch, điều trị cho bệnh nhân theo kháng sinh đồ
-
Dùng kháng sinh phổ rộng, liều cao đường tiêm và phối hợp kháng sinh (Beta-Lactam, Metronidazol, Aminosid).
-
Thuốc co hồi tử cung (oxytocin)
-
Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, truyền máu, bù nước và điện giải nếu cần thiết.
-
Nạo kiểm tra buồng tử cung nếu sót nhau.
-
Cắt tử cung trong trường hợp nặng.
4. Viêm dây chằng và phần phụ
-
Sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ trong 2 tuần hoặc cho đến khi bệnh nhân khỏi
-
Thuốc co hồi tử cung
-
Giảm đau, kháng viêm
-
Dẫn lưu túi mủ qua âm đạo
-
Nếu nặng, chỉ định cắt tử cung bán phần và dẫn lưu
5. Viêm phúc mạc tiểu khung
-
Nội khoa: Điều trị kháng sinh đường tiêm liều cao, phổ rộng và phối hợp kháng sinh (Beta-Lactam, Aminosid, Metronidazol).
-
Ngoại khoa: Dẫn lưu mủ qua âm đạo từ túi cùng sau.
6. Viêm phúc mạc toàn thể
-
Nội khoa: bồi phụ nước, điện giải, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Sử dụng kháng sinh liều cao, phổ rộng, phối hợp các kháng sinh (Beta-Lactam, Aminosid, Metronidazol)
Sử dụng kháng sinh liều cao, phổ rộng để điều trị cho bệnh nhân
-
Ngoại khoa: phẫu thuật dẫn lưu ổ mủ, cắt tử cung. Cần cấy dịch ổ bụng và làm kháng sinh đồ.
2.7. Nhiễm khuẩn huyết
-
Nội khoa: hồi sức, truyền dịch, chống rối loạn nước, điện giải cho bệnh nhân. Sử dụng kháng sinh phổ rộng, liều cao, phối hợp dựa theo kháng sinh đồ.
-
Ngoại khoa: cắt tử cung. Có thể giữ tử cung ở những bệnh nhân trẻ tuổi, có mong muốn có con và điều trị nội khoa mang lại hiệu quả.
2.8. Choáng nhiễm khuẩn
Mục đích điều trị là chống trụy tim mạch, chống nhiễm khuẩn và các biến chứng cho bệnh nhân. Điều trị bao gồm:
-
Nội khoa: hồi sức cho bệnh nhân, bồi phụ nước và điện giải. Nếu bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu nặng hoặc rối loạn đông máu, truyền máu cho bệnh nhân. Sử dụng corticoid, kháng sinh liều cao, phổ rộng theo kháng sinh đồ, phối hợp kháng sinh
-
Ngoại khoa: dẫn lưu ổ mủ, nạo buồng tử cung, cắt tử cung để loại bỏ ổ nhiễm khuẩn.
Biện pháp phòng ngừa Bệnh Nhiễm khuẩn sau sinh như thế nào?
Để hạn chế nhiễm khuẩn sau sinh cũng như các biến chứng, cần thực hiện tốt những việc sau:
-
Đảm bảo vô khuẩn khi thăm khám, thực hiện các thủ thuật phẫu thuật sản phụ khoa, khi đỡ đẻ.
-
Xử trí tốt các tổn thương sinh dục (nếu có) cho bệnh nhân khi đẻ.
-
Phát hiện sớm và điều trị tích cực cho bệnh nhân nhiễm khuẩn sinh dục trước, trong và sau khi đẻ.
Đảm bảo vô khuẩn khi thực hiện các thủ thuật phẫu thuật sản phụ khoa
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.