Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc Bệnh Băng huyết sau sinh?
-
Tuổi tác: sản phụ càng lớn tuổi (hơn 35 tuổi) thì nguy cơ băng huyết sau sinh càng cao.
-
Chỉ số khối cơ thể (BMI): béo phì có thể làm tăng biến chứng chảy máu trong và sau khi sinh. Nguy cơ băng huyết sau sinh của sản phụ có BMI >30 cao gấp 1,5 lần so với những sản phụ có BMI từ 20-30.
-
Bệnh lý nội khoa: nhóm sản phụ mắc tiểu đường type 2 có tỷ lệ bị băng huyết sau sinh là 34%, tỷ lệ này ở nhóm sản phụ không mắc tiểu đường là 6%. Ngoài ra, có một số bệnh lý có liên quan đến tình trạng này như hội chứng Ehlers-danlos, Marfan,…
-
Sản phụ có tiền sử bị băng huyết sau sinh có nguy cơ băng huyết sau sinh tăng gấp 2,2 lần.
-
Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ trong chuyển dạ như chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ nhanh, cắt tầng sinh môn, chuyển dạ có sử dụng thuốc tăng co, tiền sản giật, tử cung quá căng, mổ lấy thai, nhiễm trùng ối… đều có thể làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh. Khi sản phụ có các yếu tố nguy cơ này, bác sĩ sẽ thận trọng theo dõi để có các biện pháp xử trí kịp thời nếu xảy ra băng huyết. Tuy nhiên, băng huyết có thể xảy ra ngay cả khi không có dấu hiệu cảnh báo nào trước đó hoặc không có các yếu tố nguy cơ.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.