Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh về sức khỏe sinh sản » Băng huyết sau sinh

Biện pháp trị Băng huyết sau sinh và phác đồ điều trị Bệnh Băng huyết sau sinh là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Băng huyết sau sinh là gì? Có mấy phác đồ điều trị Băng huyết sau sinh? Bệnh Băng huyết sau sinh chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Băng huyết sau sinh? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Băng huyết sau sinh của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Băng huyết sau sinh thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Băng huyết sau sinh là tốt nhất? Để trị Băng huyết sau sinh thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Băng huyết sau sinh thì có phải phẫu thuật hay không?

Băng huyết sau sinh

Biện pháp trị Băng huyết sau sinh và phác đồ điều trị Bệnh Băng huyết sau sinh là gì?

1. Xử trí ban đầu

Hồi sức tích cực cho sản phụ, co hồi tử cung và tìm nguyên nhân gây băng huyết.

  • Huy động mọi người để cấp cứu cho sản phụ.

  • Lập ít nhất 2 đường truyền tĩnh mạch, cho dịch chảy với tốc độ nhanh

  • Đánh giá tình trạng chung và tình trạng mất máu của sản phụ (mạch, huyết áp, nhịp thở,...)

  • Nếu nghi ngờ sản phụ bắt đầu có choáng hoặc có choáng phải xử trí theo phác đồ xử trí choáng ngay.

  • Thông tiểu.

  • Xoa đáy tử cung, cho sản phụ sử dụng các thuốc giúp co hồi tử cung. Oxytocin 5UI x 4 ống pha trong 500ml dịch đẳng trương (liều tối đa 80UI). Methyl-ergometrin 0,2mg 1 ống tiêm bắp, tối đa 5 liều (không sử dụng khi huyết áp cao). Carbetocin (Duratocin 100mcg) 1 ống pha loãng 10ml, dùng 1 liều duy nhất tiêm mạch chậm (khuyến cáo sử dụng dự phòng cho các trường hợp có nguy cơ cao băng huyết sau sinh). Misoprostol (cytotec) 200mcg: đặt hậu môn 1 lần duy nhất 800mcg.

Tìm nguyên nhân gây băng huyết: thực hiện các biện pháp cầm máu cơ học khác và kiểm tra đường sinh dục của sản phụ. Làm các xét nghiệm cơ bản như nhóm máu, huyết đồ, đông máu cho sản phụ.

2. Xử trí theo nguyên nhân

2.1. Đờ tử cung
  • Ngoài phần xử trí chung cần thêm: thắt động mạch tử cung, thắt động mạch hạ vị, phẫu thuật may mũi B-Lynch, chèn bóng buồng tử cung hoặc cắt tử cung.

  • Kết hợp với hồi sức và truyền máu.

2.2. Chấn thương đường sinh dục
  • Bao gồm: rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tầng sinh môn, vỡ tử cung, máu tụ đường sinh dục.

  • Ngoài phần xử trí chung cần khâu để phục hồi đường sinh dục của sản phụ. Nếu bị tụ máu, cần phải phá khối máu tụ và khâu kỹ để cầm máu, tránh tái phát, nên thực hiện ở phòng mổ. 

  • Đối với vỡ tử cung: khâu bảo tồn tử cung hoặc cắt tử cung.

2.3. Bất thường về bong và sổ nhau

  • Bao gồm: nhau không bong do cài răng lược hoặc bám chặt, sót nhau, sót màng.

  • Sót nhau, sót màng: sử dụng dung dịch đẳng trương truyền tĩnh mạch, cho sản phụ sử dụng thuốc giảm đau và thực hiện kiểm soát tử cung. Sử dụng kháng sinh toàn thân, truyền máu nếu thiếu máu cấp.

  • Nhau không bong: sử dụng thuốc giảm đau như trên, thực hiện bóc nhau và kiểm soát tử cung. Sử dụng kháng sinh toàn thân. Nếu nhau cài răng lược, cần thực hiện phẫu thuật để cắt tử cung.

2.4. Rối loạn đông máu
  • Nguyên nhân có thể do sản phụ có các bệnh lý về máu, nhưng thông thường là do sản phụ chảy máu nhiều, mất sinh sợi huyết.

  • Điều trị chủ yếu: truyền máu tươi cho sản phụ.

Băng huyết sau sinh Cách điều trị

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 23/08/2023 09:29