Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Ung thư dạ dày bằng cách nào?
1. Chụp X-Quang dạ dày cản quang
Là phương pháp kinh điển trong chẩn đoán ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày có các hình ảnh X-quang điển hình như sau:
-
Thể sùi: hình cắt cụt, hình khuyết.
-
Thể loét: hình thấu kính
-
Thể thâm nhiễm: hình mảng cứng và mất nhu động
Ngày nay, nội soi dạ dày đã thay thế X-quang dạ dày..
2. Nội soi dạ dày
Nội soi cho biết vị trí tổn thương và các hình ảnh đại thể của khối u. Bên cạnh đó, có thể sinh thiết tổn thương qua nội soi để làm mô bệnh học.
Ba hình ảnh thường gặp khi nội soi:
-
Thể loét: một ổ loét sùi, méo mó không đều, đáy bẩn, hoại tử, bờ cao, dày, nham nhở nhiều hạt to nhỏ không đều, thường có chảy máu trên ổ loét.
-
Thể sùi: một khối u xù xì to nhỏ không đều, không có cuống, trên mặt và giữa các khối u sùi có đọng các chất hoại tử với dịch nhầy máu. Đáy và niêm mạc xung quanh các u sùi cứng, không có nhu động.
-
Thể thâm nhiễm: rất khó nhận định.
Nội soi dạ dày
3. Các xét nghiệm khác
-
Siêu âm ổ bụng: phát hiện các tổn thương di căn phúc mạc hay buồng trứng ở phụ nữ, di căn hạch ổ bụng.
-
Chụp CT-scanner: có thể phát hiện khối u tại thành dạ dày, đánh giá mức độ xâm lấn trước mổ và phát hiện di căn hạch vùng, di căn gan, phúc mạc hay buồng trứng ở phụ nữ.
-
Xét nghiệm phân: Weber-Meyer (+).
-
Các chất chỉ điểm khối u: xét nghiệm này có nhiều hạn chế trong việc chẩn đoán ung thư dạ dày. Tuy nhiên, có giá trị trong việc tiên lượng bệnh và theo dõi sau điều trị. Các chất chỉ điểm khối u hay được sử dụng là CEA, CA19.9, CA72.4.
-
PET: là phương pháp phát hiện di căn xa, bổ sung cho những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này trong thực tế còn hạn chế vì giá thành đắt.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.