Biện pháp trị Ung thư dạ dày và phác đồ điều trị Bệnh Ung thư dạ dày là gì?
1. Điều trị ngoại khoa
Nguyên tắc trong phẫu thuật ung thư dạ dày bao gồm: phẫu thuật cắt rộng tổn thương u, vét hạch khu vực và lập lại lưu thông tiêu hóa.
-
Đối với tổn thương u: diện cắt phía trên cách bờ trên tổn thương tối thiểu từ 6cm, phía dưới được cắt tá tràng qua môn vị 2-3cm.
-
Ưu tiên vét hạch rộng rãi đối với hạch khu vực. Các nhà ung thư Nhật Bản đã phân chia hạch khu vực trong ung thư dạ dày thành 16 nhóm. Vét hạch chia thành ba chặng D1, D2, D3 với các nhóm hạch tương ứng, tùy thuộc vào vị trí của u nguyên phát.
Chỉ định:
-
Giai đoạn IA: cắt dạ dày bảo tồn thần kinh, cơ thắt môn vị hoặc cắt bỏ niêm mạc dạ dày.
-
Giai đoạn IB-II: cắt dạ dày chuẩn và vét hạch D2.
-
Giai đoạn III: cắt dạ dày chuẩn và vét hạch D2 hoặc cắt dạ dày mở rộng với u xâm lấn thanh mạc và các cấu trúc lân cận.
-
Giai đoạn IV: phẫu thuật triệu chứng với các trường hợp bệnh nhân có xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị,...
2. Hóa trị liệu
Hóa trị liệu đóng vai trò là điều trị bổ trợ (cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn xâm lấn) và điều trị triệu chứng (cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn muộn). Có nhiều phác đồ điều trị ung thư dạ dày tùy thuộc vào hoàn cảnh lâm sàng.
-
Hoá trị bổ trợ trước phẫu thuật: chỉ định cho ung thư tiến triển tại chỗ
-
Hoá trị bổ trợ: chỉ định cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn II-III đã được phẫu thuật triệt căn.
-
Hoá trị triệu chứng: chỉ định cho bệnh nhân ung thư dạ dày tiến triển không có khả năng phẫu thuật triệt căn, ung thư dạ dày tái phát, di căn xa.
3. Xạ trị
Vai trò xạ trị trong ung thư dạ dày còn nhiều hạn chế. Xạ trị được chỉ định để tiêu diệt số tế bào ung thư còn sót lại hoặc không thể lấy hết bằng phẫu thuật. Ngoài ra, xạ trị có thể áp dụng để điều trị triệu chứng như giảm đau, giảm chảy máu hoặc hẹp môn vị..
4. Điều trị đích
Một số thuốc điều trị đích cho bệnh nhân ung thư dạ dày: Trastuzumab (Herceptin), Bevacizumab (Avastin), Cetuximab (Erbitux).
5. Điều trị triệu chứng
-
Giảm đau: điều trị giảm đau cho bệnh nhân theo thang giảm đau 3 bậc của WHO.
-
Chế độ dinh dưỡng: nếu bệnh nhân không ăn được phải truyền dịch thay thế (Amigold 8,5%; Albumin 20%; Lipovenoes 10%).

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.