Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Ung thư » Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Ung thư cổ tử cung. Phân loại Bệnh Ung thư cổ tử cung có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Ung thư cổ tử cung bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Ung thư cổ tử cung, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Ung thư cổ tử cung. Và những điều cần biết khác về Ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu xem Bệnh Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? Ung thư cổ tử cung có lây không? Ung thư cổ tử cung có di truyền không?

Bệnh Ung thư cổ tử cung có tên ngắn gọn là Ung thư CTC. Ung thư cổ tử cung còn có các tên gọi khác là K cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?

Ung thư cổ tử cung là u ác tính nguyên phát ở cổ tử cung, có thể xuất phát từ các tế bào biểu mô vảy, biểu mô tuyến hoặc các tế bào mô đệm. Nhưng về mặt mô bệnh học 90-95% ung thư cổ tử cung xâm lấn là ung thư biểu mô tế bào vảy. Ung thư tuyến cố tử cung phát triển từ các tế bào tuyến sản xuất chất nhầy của lỗ ngoài cổ tử cung chiếm khoảng 5%. Loại ung thư cổ tử cung ít phổ biến hơn là ung thư hỗn hợp.

Ung thư cổ tử cung Là gì

So sánh cổ tử cung bình thường và cổ tử cung bị ung thư

Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây Bệnh Ung thư cổ tử cung?

1. Nhiễm virus HPV ở người

Là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất, nguyên nhân gây ra hơn 99% trường hợp ung thư cổ tử cung. HPV (Human Papillomas Virus) – virus gây u nhú ở người, thường được gọi là mụn cóc (mụn cóc sinh dục hay sùi mào gà). HPV là một nhóm hơn 150 loại virus, trong đó HPV 16 và HPV 18 là hai chủng nguy cơ cao nhất, gây 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Phụ nữ mắc chủng này có khả năng phát triển thành tiền ung thư cổ tử cung cao gấp 35 lần so với người không bị nhiễm HPV.

Virus HPV rất dễ lây lan từ người này sang người khác trong quá trình tiếp xúc da với da, từ các tế bào trên bề mặt da, trên bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng và cổ họng nhưng không có trong máu hoặc cơ quan nội tạng như tim hoặc phổi. Quan hệ tình dục là con đường lây lan chủ yếu HPV. Chỉ cần tiếp xúc ngoài bộ phận sinh dục đã có thể lây, bao gồm tiếp xúc âm đạo, hậu môn,.. và thậm chí quan hệ tình dục bằng miệng.

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân lây nhiễm HPV

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân lây nhiễm HPV

Tất cả phụ nữ đều mang nguy cơ bị nhiễm HPV ngay từ lần đầu quan hệ tình dục và kéo dài suốt cuộc đời.

2. Yếu tố nguy cơ khác:

  • Quan hệ tình dục và tiền sử sản phụ khoa: Phụ nữ quan hệ tình dục sớm và có tiền sử nạo phá thai nhiều lần, hoặc có tiền sử viêm loét cổ tử cung cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

  • Hút thuốc: Sẽ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp 2 lần so với không hút thuốc

  • Suy giảm miễn dịch: Nhiễm HIV/AIDS gây tổn thương hệ thống miễn dịch, làm phụ nữ có nguy cơ cao lây nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung.

  • Nhiễm Chlamydia qua tiếp xúc tình dục. Nhiễm Chlamydia có thể gây ra viêm vùng chậu dẫn đến vô sinh và tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.

  • Thừa cân: Phụ nữ sau 50 tuổi, thừa hormon Estrogen (béo phì, cao huyết áp, tiểu đường…) hoặc đang điều trị liệu pháp hormon Estrogen thay thế đơn thuần. 

  • Sử dụng lâu dài thuốc tránh thai: Nguy cơ ung thư cổ tử cung tăng gấp đôi ở phụ nữ uống thuốc ngừa thai dài hơn 5 năm, nhưng nguy cơ trở lại bình thường 10 năm sau khi đã ngừng thuốc.

  • Gia đình có mẹ hoặc chị em gái bị ung thư cổ tử cung.

Nguyên nhân nào gây Bệnh Ung thư cổ tử cung?

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Ung thư cổ tử cung là gì?

1. Giai đoạn tiền lâm sàng

Ung thư cổ tử cung giai đoạn này chưa có tổn thương về hình ảnh đại thể và không có triệu chứng lâm sàng, thăm khám cổ tử cung bình thường

2. Giai đoạn ung thư cổ tử cung xâm nhập

Thông thường khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng là lúc ung thư đã phát triển và ở vào giai đoạn khó điều trị.

Các triệu chứng cơ năng:

  • Ra máu bất thường không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt: ra máu sau quan hệ tình dục hay ra máu tự nhiên, sau thụt rửa âm đạo, ra máu giữa kỳ kinh, hoặc ra máu sau mãn kinh. Nếu ra máu kéo dài, có triệu chứng mệt mỏi hay cá triệu chứng liên quan đến thiếu  máu.

Ra máu bất thường là một triệu chứng của ung thư cổ tử cung

  • Tiết dịch âm đạo, dịch lỏng, trong, lẫn máu hoặc nhầy mủ, có mùi hôi. Các biểu hiện không đặc hiệu có thể nhầm viêm âm đạo hay cổ tử cung.

Các dấu hiệu chứng tỏ khối u đã lan rộng:

  • Triệu chứng chèn ép: đau hông, thắt lưng, đau vùng chậu do di căn xương, phù chi dưới do di căn bạch mạch, tĩnh mạch.

  • Xâm lấn bàng quang: mất tự chủ do rò bàng quang – âm đạo hay đái máu.

  • Chèn ép trực tràng từ bên ngoài do khối u quá lớn có thể gây táo bón.

  • Dấu hiệu đã xâm lấn trực tràng: đi ngoài ra máu.

Ngoài ra còn một số triệu chứng thực thể và cận lâm sàng khác sẽ được phát hiện qua thăm khám cổ tử cung, âm đạo – trực tràng.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Ung thư cổ tử cung là gì?

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

Sàng lọc thường xuyên với một thử nghiệm PAP có thể kết hợp với xét nghiệm HPV. Phát hiện sớm cải thiện đáng kể cơ hội điều trị thành công và ngăn ngừa bất kỳ sự thay đổi tế bào cổ tử cung nào sớm trở thành ung thư.

Xét nghiệm và chẩn đoán Ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm PAP để tầm soát ung thư cổ tử cung

Những trẻ gái từ 9-26 tuổi (trước khi có quan hệ tình dục) cần tiêm phòng vaccine HPV. Đối với phụ nữ trên 21 tuổi cần tập thói quen đi khám sản phụ khoa định kỳ hàng năm và làm xét nghiệm PAP đồng thời cố gắng tránh tối đa các yếu tố nguy cơ nêu trên.

Có một cuộc sống tình dục lành mạnh và lưu ý trong ăn uống cũng như là tập thể dục thường xuyên.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

Biện pháp trị Ung thư cổ tử cung và phác đồ điều trị Bệnh Ung thư cổ tử cung là gì?

1. Giai đoạn 0 - tiền xâm nhập (ung thư biểu mô tại chỗ)

Đối với ung thư biểu mô tế bào vảy tại chỗ bao gồm phẫu thuật áp lạnh, phẫu thuật laser, vòng cắt đốt điện, và khoét chóp bằng dao lạnh. Phẫu thuật cắt tử cung cũng là một lựa chọn để điều trị ung thư biểu mô tế bào vảy tại chỗ, và có thể được thực hiện sau khi điều trị bằng các phương pháp khác.

Đối với ung thư tuyến tại chỗ, cắt bỏ tử cung thường được khuyên dùng.

  • Điều trị bảo tồn đối với phụ nữ muốn có con: khoét chóp cổ tử cung bằng dao lạnh. Sau khi người phụ nữ có con, nên cắt bỏ tử cung.

  • Cắt tử cung: bệnh nhân lớn tuổi, có kèm theo các bệnh lý phụ khoa khác, cổ tử cung nhỏ, không có điều kiện theo dõi sát.

Tất cả các trường hợp của ung thư biểu mô tại chỗ có thể được chữa khỏi với điều trị thích hợp. Tuy nhiên những thay đổi tiền ung thư có thể tái phát ở cổ tử cung hoặc âm đạo do đó cần phải theo dõi sát bằng các xét nghiệm thường xuyên.

2. Ung thư giai đoạn xâm nhập

Tùy thuộc vào loại và giai đoạn của ung thư cổ tử cung, có thể lựa chọn các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung như: Phẫu thuật, Xạ trị, Hóa trị.

Dựa trên các nguyên tắc điều trị hợp lý:

  • Phát hiện các bệnh lý phối hợp và chống chỉ định với điều trị

  • Kiểm soát các biến chứng của bệnh và biến chứng do điều trị

  • Luôn đảm bảo chất lượng sống tốt nhất cho bệnh nhân

Biện pháp trị Ung thư cổ tử cung và phác đồ điều trị Bệnh Ung thư cổ tử cung là gì?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 04/11/2023 11:04