Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Truyền nhiễm » Sùi mào gà

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Sùi mào gà là gì?

Dấu hiệu bất thường, biểu hiện và những triệu chứng của Bệnh Sùi mào gà là gì? Cách phân biệt được chính xác biểu hiện của người bị Bệnh Sùi mào gà với các bệnh lý khác có dấu hiệu bệnh tương tự. Dấu hiệu sớm của Bệnh Sùi mào gà theo từng giai đoạn bệnh khác nhau như thế nào? Bệnh Sùi mào gà chia thành các giai đoạn bệnh nào? Hiện tượng bất thường, triệu chứng-dấu hiệu nhận biết và các biểu hiện Sùi mào gà của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao?

Sùi mào gà

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Sùi mào gà là gì?

  • Tổn thương có thể xuất hiện đơn độc, nhưng thường có nhiều thương tổn (khoảng từ 5-15), đường kính của tổn thương từ 1-10mm. Các tổn thương có thể kết vào nhau thành mảng lớn, đặc biệt hay gặp ở người suy giảm miễn dịch và đái tháo đường.

  • Một số bệnh nhân có thể ngứa, đau hoặc chảy máu, có cảm giác bỏng rát. Phụ nữ bị sùi mào gà xuất hiện triệu chứng ra khí hư có thể do có viêm âm đạo do vi khuẩn kèm theo.

  • Vị trí tổn thương thường gặp ở nam giới là dương vật, vành quy đầu, hãm dương vật, mặt trong bao quy đầu, bìu. Ở phụ nữ, tổn thương ở môi bé, môi lớn, hãm môi âm hộ, âm vật, lỗ niệu, vùng đáy chậu, tiền đình âm đạo, âm môn, màng trinh, âm đạo, hậu môn và mặt ngoài của cổ tử cung. Lỗ niệu đạo bị tổn thương gặp khoảng 20-25% ở nam giới và 4-8% ở nữ giới. 

  • Sùi mào gà không bị sừng hoá có màu hồng tươi hoặc đỏ. Khi bị sừng hoá có màu xám trắng và các tổn thương nhiễm sắc có màu nâu đen, tro xám. Tổn thương sùi mào gà không có xu hướng nhiễm sắc nhưng các tổn thương nhiễm sắc có thể thấy ở mu, bẹn, môi lớn, thân dương vật, đáy chậu và hậu môn.

  • Bệnh nhân sùi mào gà có thể có nhiều tổn thương ở nhiều vị trí khác nhau. Khi khám cho bệnh nhân phải rất tỉ mỉ và cẩn thận, khám toàn bộ vùng sinh dục, hậu môn của bệnh nhân. Đối với phụ nữ, cần tiến hành thăm khám bằng mỏ vịt để phát hiện các tổn thương sùi ở âm đạo, cổ tử cung. Soi hậu môn, cổ tử cung được chỉ định khi bệnh nhân quan hệ tình dục qua đường hậu môn, sùi mào gà vùng quanh hậu môn tái phát nhiều lần, có thương tổn sùi ở cổ tử cung. Khi có sùi ở miệng sáo, niệu đạo, bệnh nhân có bất thường dòng nước tiểu và đi tiểu ra máu tươi cuối bãi.

  • Sùi mào gà còn có thể phát hiện ở môi, vòm họng, họng và hay kèm theo các tổn thương vùng sinh dục, hậu môn trên bệnh nhân có tiền sử quan hệ tình dục đường miệng.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Sùi mào gà là gì?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 23/05/2023 15:48