Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Truyền nhiễm » Nấm thanh quản

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Nấm thanh quản bằng cách nào?

Cách kiểm tra-xét nghiệm và chẩn đoán của Bệnh Nấm thanh quản ra sao? Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Nấm thanh quản bằng hình ảnh, video và các dấu hiệu nhận biết-biểu hiện theo từng giai đoạn bệnh khác nhau như thế nào? Chi phí cho việc xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Nấm thanh quản tốn bao nhiêu tiền? Và chi phí (bảng giá) xét nghiệm sàng lọc và kỹ thuật tầm soát ung thư (nếu có) của Bệnh Nấm thanh quản? Nấm thanh quản có cần xét nghiệm tế bào không? Cách xem kết quả và cách làm xét nghiệm-chẩn đoán Nấm thanh quản.

Nấm thanh quản

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Nấm thanh quản bằng cách nào?

1. Xét nghiệm

Để chẩn đoán xác định nấm thanh quản cần phải dựa vào một số xét nghiệm như xét nghiệm mô bệnh học, xét nghiệm vi nấm, xét nghiệm sinh học phân tử, xét nghiệm huyết thanh học. Tuy nhiên, việc lấy bệnh phẩm cũng đòi hỏi thật chính xác, phải lấy bệnh phẩm ở vị trí có tổn thương (màng giả và sùi, loét, hoại tử) để làm các xét nghiệm để có độ chính xác cao.

1.1. Xét nghiệm vi nấm

Soi trực tiếp là phương pháp cho kết quả nhanh chóng nhưng chưa thật sự chính xác. Khi quan sát thấy sợi nấm hoặc các tế bào nấm men nảy chồi và các sợi nấm giả thì có thể xác định đó là nấm gây bệnh. Nếu chỉ quan sát thấy bào tử nấm thì không kết luận là nấm gây bệnh.

Nuôi cấy nấm được coi là xét nghiệm xác định nếu quan sát thấy có khóm nấm thuần nhất mọc. Phương pháp này còn cho phép định danh nấm gây bệnh, là cơ sở để lựa chọn các thuốc điều trị. Aspergillus và Candida là hai giống nấm thường gây bệnh.

1.2. Xét nghiệm mô bệnh học

Xét nghiệm mô bệnh học là phương pháp vừa có giá trị chẩn đoán xác định, vừa có giá trị chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác của thanh quản, Vì vậy xét nghiệm này không nên thực hiện riêng rẽ mà nên kết hợp với các xét nghiệm vi nấm. 

2. Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán nấm thanh quản chủ yếu là dựa vào khám thanh quản bao gồm:

  • Soi thanh quản gián tiếp: phát hiện màng giả ở thanh quản là dấu hiệu quan trọng nhất để nghĩ đến nấm thanh quản.

  • Soi thanh quản trực tiếp hoặc nội soi thanh quản: phát hiện thấy màng giả ở thanh quản là dấu hiệu quan trọng nhất trong chẩn đoán bệnh. Màng giả có thể dày hay mỏng,  khu trú hoặc lan tỏa tuỳ theo mức độ nặng nhẹ. Phía dưới màng giả là tổ chức hạt sùi dễ chảy máu, có nơi là tổ chức loét, hoại tử nông. Lớp cơ và lớp sụn thanh quản thường không tổn thương.

Mặc dù bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ và các yếu tố nguy cơ vẫn chưa thể coi là chẩn đoán xác định. Cần phải lấy bệnh phẩm nơi thương tổn để làm các xét nghiệm về vi nấm, chỉ khi nào các xét nghiệm này có kết quả dương tính mới cho chẩn đoán xác định.

Chẩn đoán phân biệt với lao thanh quản và ung thư thanh quản.

  • Lao thanh quản: tổn thương bao gồm loét, sùi, hoại tử, hay gặp tại vùng mép sau. Lấy bệnh phẩm ở vị trí tổn thương soi tươi thấy vi khuẩn lao. Có thể thực hiện sinh thiết cho bệnh nhân để chẩn đoán phân biệt.

  • Ung thư thanh quản: các hình thái tổn thương bao gồm loét, sùi, thâm nhiễm. Khi các tổn thương lan tới mép sau thì sẽ cố định dây thanh phía bên tổn thương. Chẩn đoán xác định ung thư thanh quản dựa vào kết quả mô bệnh học.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Nấm thanh quản bằng cách nào?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 04/05/2023 15:32