Biện pháp trị Lậu và phác đồ điều trị Bệnh Lậu là gì?
1. Nguyên tắc điều trị
-
Điều trị sớm
-
Điều trị đúng phác đồ
-
Điều trị cả bạn tình
-
Tuân thủ điều trị: không quan hệ tình dục, tránh thức khuya, không làm việc nặng, không dùng rượu bia và chất kích thích, trong thời gian điều trị không làm thủ thuật tiết niệu.
-
Điều trị đồng thời Chlamydia
2. Điều trị cụ thể
2.1. Lậu cấp
-
Cefixim uống 400mg liều duy nhất, hoặc
-
Ceftriaxon 250mg tiêm liều duy nhất, hoặc
-
Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất.
Chỉ định điều trị đồng thời Chlamydia bằng các thuốc:
-
Azithromycin 1g liều duy nhất, hoặc:
-
Doxycyclin liều 100mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày, hoặc:
-
Tetracyclin liều 500mg x 4 lần/ngày trong 7 ngày, hoặc:
-
Erythromycin liều 500mg x 4 lần/ngày trong 7 ngày, hoặc:
-
Clarithromycin liều 250mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày.
Chống chỉ định doxycyclin và tetracyclin cho phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 7 tuổi. Điều trị cho bạn tình giống như điều trị cho bệnh nhân.
Chống chỉ định doxycyclin và tetracyclin cho phụ nữ mang thai và cho con bú
2.2. Lậu mạn
-
Có biến chứng đường sinh dục, tiết niệu: ceftriaxon 1g/ngày trong 5-7 ngày. Phối hợp điều trị Chlamydia như trên.
-
Có biến chứng viêm màng não, nhiễm lậu toàn thân: cần cho bệnh nhân điều trị nội trú. Ceftriaxon 1-2 g/ngày, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch trong 10-14 ngày. Phối hợp điều trị Chlamydia như trên.
-
Lậu mắt trẻ sơ sinh: ceftriaxon tiêm bắp liều duy nhất 50mg/kg, liều tối đa không vượt quá 125mg. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý. Điều trị lậu cho bố mẹ. Phòng ngừa lậu mắt cho trẻ sơ sinh: ngay sau khi đẻ, rửa sạch mắt cho trẻ, dùng dung dịch nitrat bạc 1% để nhỏ mắt.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.