Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Truyền nhiễm » Bệnh rubeon

Bệnh rubeon là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Bệnh rubeon là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Bệnh rubeon. Phân loại Bệnh rubeon có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh rubeon bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh rubeon, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh rubeon. Và những điều cần biết khác về Bệnh rubeon. Tìm hiểu xem Bệnh rubeon có nguy hiểm không? Bệnh rubeon có lây không? Bệnh rubeon có di truyền không?

Bệnh rubeon

Bệnh rubeon là bệnh gì?

Bệnh rubeon là bệnh lây truyền, nguyên nhân do nhiễm togavirus. Bệnh nhân sau khi mắc bệnh sẽ tạo miễn dịch bền vững. Nguy hiểm nhất là bệnh rubeon làm tổn thương bào thai, gây ra quái thai và trẻ em mắc bệnh bẩm sinh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường phát triển mạnh vào mùa đông xuân. Bệnh có thể lây truyền từ trước khi phát ban 1 tuần tới 15 ngày sau đó. 

Bệnh rubeon Là gì

Nguyên nhân nào gây Bệnh rubeon?

Nguyên nhân gây bệnh là virus Rubella, giống Rubivirus, họ Togaviridae. Vật liệu di truyền của vi rút Rubella là ARN được bao quanh một vỏ capsid hình xoắn ốc, lớp ngoài cùng là lớp vỏ với bản chất là lipid, đường kính khoảng 50 - 60 nm. Vi rút chỉ tồn tại và nhân lên trong tế bào cơ thể. Vi rút này có sức đề kháng yếu, dễ bị mất hoạt tính bởi ánh sáng, nhiệt độ và các sát khuẩn thường dùng.

Bệnh rubeon Nguyên nhân

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh rubeon là gì?

  • Khởi đầu, bệnh nhân đau đầu, mệt mỏi,  sốt nhẹ, viêm màng kết mạc mắt và viêm mũi xuất tiết nhẹ. Sau đó, bệnh nhân phát ban khoảng 5 - 10 ngày và sưng các hạch bạch huyết ở chẩm, sau cổ và sau tai. Các vết phát ban xuất hiện ở mặt, sau đó lan ra toàn thân. Khoảng 50% trường hợp bệnh nhân rubeon không có phát ban. Bệnh nhân thường có giảm bạch cầu, có thể giảm cả tiểu cầu nhưng rất ít khi biểu hiện xuất huyết. 

  • Trẻ từ 1 tuổi thường bị sởi, bệnh khởi phát trong 2 – 3 ngày và có các triệu chứng như sốt đột ngột ≥ 38 độ C, ho, tiêu chảy, chảy nước mắt, nước mũi,… kèm theo. Trẻ thường sốt cao, li bì, mệt mỏi, mọc ban sởi dày và mịn ở mặt, cổ, sau tai và sau đó lan xuống tay chân và cơ thể trong vòng 1 – 2 ngày. Khi trẻ hết sốt, bệnh thường thuyên giảm và các vết ban sẽ lặn dần theo thứ tự mọc nhưng để lại các vết thâm trên da.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khỏe và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng của bệnh.

Bệnh rubeon Triệu chứng

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh rubeon bằng cách nào?

  • Mẫu bệnh phẩm: mẫu huyết thanh đầu tiên được lấy càng sớm càng tốt, trong vòng khoảng 7-10 ngày đầu bệnh nhân mắc bệnh, mẫu huyết thanh thứ hai được lấy sau đó khoảng 7-14 ngày. Có thể lấy dịch tiết mũi họng của bệnh nhân trong khoảng 1 tuần trước khi bắt đầu phát đến 2 tuần sau. Ngoài ra, có thể phân lập được virus gây bệnh từ máu, phân hoặc nước tiểu của bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân sảy thai nhiều lần, có thể phân lập vi rút từ mảnh thai.

  • Phương pháp xét nghiệm: xét nghiệm huyết thanh (thường dùng kỹ thuật ức chế ngưng kết hồng cầu và kỹ thuật MAC-ELISA), phân lập vi rút rubella bằng nuôi cấy tế bào.

  • Chẩn đoán xác định: phân lập được vi rút Rubella (+) hoặc xét nghiệm  ELISA (+).

Bệnh rubeon Xét nghiệm và chẩn đoán

Biện pháp trị Bệnh rubeon và phác đồ điều trị Bệnh rubeon là gì?

  • Bệnh rubeon hiện chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị. Điều trị bệnh chủ yếu là nâng cao thể trạng và cho bệnh nhân nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, tăng khả năng đề kháng của của cơ thể.

  • Sử dụng các thuốc để điều trị triệu chứng của bệnh. Giảm tiểu cầu và viêm não không đe dọa tính mạng bệnh nhân thì chỉ cần điều trị triệu chứng. Cần điều trị các dị tật cho bệnh nhân nếu có. 

  • Rubeon là một bệnh nhẹ nhưng bệnh rubeon bẩm sinh để lại những di chứng tồn tại vĩnh viễn và có tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh rubeon Cách điều trị

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 03/11/2023 15:47