Biện pháp phòng ngừa Bệnh dại như thế nào?
1. Các biện pháp phòng bệnh dại
-
Người dân hạn chế nuôi chó, mèo, nếu nuôi phải tiêm phòng vaccine đầy đủ, định kỳ theo hướng dẫn của cơ quan Thú y.
Tiêm phòng vacxin đầy đủ định kỳ theo hướng dẫn của cơ quan Thú y
-
Vật nuôi cần được nhốt và phải được rọ mõm khi đi ra ngoài, không cho trẻ đùa nghịch với súc vật không rõ nguồn gốc đặc biệt là khi chúng đang ăn, đang bị ốm…
-
Bệnh nhân được khuyến cáo tiêm vaccine dại ngay trước hoặc ngay sau khi phơi nhiễm và yêu cần cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Tiêm đúng lịch, đủ liều, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, không dùng thuốc Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.
-
Theo sát tình trạng con vật trong vòng 10 ngày sau khi cắn người: bỏ ăn, ốm, chết, lên cơn dại… để có hướng xử lý tiếp theo.
-
Báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp xử lý động vật trong vùng có dịch dại: cách ly theo dõi động vật nghi dại, tiêu hủy chó mèo bị dại; tiêm vaccine phòng dại cho những động vật khỏe mạnh sống trong vùng dịch.
-
Tiêm vaccine phòng dại đối với những người có nghề nghiệp phải tiếp xúc nhiều với động vật: thú y, chăn nuôi gia súc (chó, mèo…)
2. Cách xử lý trong trường hợp bị động vật (chó, mèo) cắn
-
Rửa kỹ vết thương: rửa và xối nước ngay vào vết cắn liên tục trong vòng 15 phút với nước sạch và xà phòng đặc – là biện pháp sơ cứu hiệu quả giảm nguy cơ mắc bệnh.
-
Tiếp tục rửa/sát khuẩn vết cắn với thuốc sát trùng như cồn y tế 70%, cồn i-ốt (thuốc đỏ), povidone…nếu có, hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
-
Đến ngay Trung tâm Y tế gần nhất để được tiêm vắc xin phòng bệnh dại sớm nhất có thể. Chỉ có tiêm phòng mới giúp phòng bệnh hiệu quả. Tuyệt đối không tự chữa, dùng thuốc nam, hoặc nhờ thầy lang khám chữa bệnh dại.
-
Nếu thấy chó, mèo cắn người cần thông báo ngay cho cán bộ thú y khu vực có chó, mèo cắn người để có biện pháp cách ly theo dõi động vật nghi dại, tiêu hủy chó mèo bị dại.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.