Biện pháp trị Bạch hầu và phác đồ điều trị Bệnh Bạch hầu là gì?
Bạch hầu là bệnh cần phải nhập viện ngay để được điều trị và cách ly càng sớm càng tốt. Cần đảm bảo các nguyên tắc sau khi điều trị bạch hầu:
-
Cách ly trong 10-14 ngày, cho bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường.
-
Sử dụng kháng sinh diệt khuẩn.
-
Dùng thuốc trung hòa độc tố càng sớm càng tốt.
-
Phát hiện và xử lý các biến chứng.
-
Chống tái phát và bội nhiễm.
-
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân, nếu bệnh nhân khó nuốt phải cho ăn bằng sonde dạ dày.
Phương pháp điều trị cụ thể gồm sử dụng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD) và sử dụng kháng sinh diệt khuẩn:
-
Huyết thanh kháng độc tố bạch hầu được sử dụng ngay khi nghi ngờ mắc bệnh. Liều lượng không phụ thuộc vào lứa tuổi và cân nặng, phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Cần test trước khi tiêm, áp dụng phương pháp giải mẫn cảm nếu dương tính.
-
Kháng sinh diệt khuẩn: Penicillin G, Erythromycin hoặc Azithromycin.
Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác gồm hỗ trợ tuần hoàn, hỗ trợ hô hấp, cân bằng điện giải, sử dụng corticoid trong trường hợp bạch hầu thanh quản có phù nề nhiều và bạch hầu ác tính, lọc máu liên tục (với bệnh nhân suy đa tạng hoặc suy thận nếu có chỉ định),...
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.