Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tim mạch » Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Phân loại Bệnh Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Và những điều cần biết khác về Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Tìm hiểu xem Bệnh Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có nguy hiểm không? Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có lây không? Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có di truyền không?

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là bệnh gì?

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tình trạng viêm màng trong tim do vi khuẩn, với biểu hiện đại thể là tổn thương loét và sùi ở các van tim. Thường xảy ra trên một bệnh tim bẩm sinh hoặc mắc phải từ trước.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây Bệnh Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn?

1. Nguyên nhân chính

Nguyên nhân chính gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là Liên cầu (Streptococcus).

  • Streptococcus viridans: là loại liên cầu kinh điển gây ra viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Tùy theo mức độ tan huyết, liên cầu khuẩn được phân lập thành các nhóm A, B, C,G nhạy cảm với Penicillin và các nhóm H, K, N cần Penicillin liều rất cao.

  • Streptococcus faecalis (liên cầu khuẩn D): thường gặp trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, ít nhạy cảm với Penicillin liều thông dụng.

2. Những loại vi khuẩn tác nhân gây bệnh khác

  • Tụ cầu khuẩn: hay gặp sau nạo phá thai, thường gây ra tổn thương van ba lá.

  • Não mô cầu, phế cầu, lậu cầu.

  • Trực khuẩn Friedlander, Salmonella, Brucella, mủ xanh, Corynebacterium, Vibrio Foetus.

  • Nấm Actinomyces, Candida albicans: hay gặp ở cơ thể giảm miễn dịch, hoặc điều trị kháng sinh quá dài.

  • HACEK: Haemophilus parainfluenzae, Actinobacillus actinomycetemcomitans, Cardiobacterium hominis, Eikenella corrodens, Kingella kingae.

3. Đường vào của vi khuẩn

  • Nhiễm khuẩn răng miệng: Nguy cơ nhiễm khuẩn sau nhổ răng càng nhiều nếu số răng bị nhổ càng cao, tình trạng lợi viêm càng nhiều, thời gian làm thủ thuật càng dài.

  • Nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn do nạo phá thai, một số thủ thuật không được vô khuẩn cẩn thận (đặt catheter, truyền máu, chạy thận nhân tạo…): vi khuẩn thường gặp là tụ cầu.

  • Nhiễm khuẩn tiêu hoá, tiết niệu do sỏi bàng quang, phẫu thuật ở hệ tiết niệu,… chiếm tỷ lệ quan trọng trong các nguyên nhân gây bệnh do liên cầu khuẩn nhóm D.

  • Trong nhiều trường hợp không tìm thấy rõ đường vào của vi khuẩn

Nguyên nhân nào gây Bệnh Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn?

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là gì?

  • Sốt kéo dài, thường bắt đầu bằng một tình trạng sốt "không rõ nguyên nhân" ở bệnh nhân có bệnh tim. Thông thường nhất là kiểu sốt vừa, nhưng sốt có tính chất dao động, kéo dài một cách dai dẳng. Có khi người bệnh sốt cao, rét run, đổ mồ hôi nhiều. Bên cạnh sốt, người bệnh thường kém ăn, xanh xao, nhức đầu, cơ thể suy nhược. Cũng có khi bị đau cơ, đau khớp.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn Triệu chứng

Sốt kéo dài là triệu chứng gặp ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

  • Đốm xuất huyết dưới da và niêm mạc: thường tập trung ở mặt trước trên của thân, nhất là vùng thượng đòn, niêm mạc miệng, kết mạc, tiến triển từng đợt, mỗi đợt trong vài ngày.

  • Nốt Roth: soi đáy mắt thấy dạng xuất huyết nhỏ thể hiện bằng những vết trắng nhạt.

  • Ngón tay dùi trống, móng tay khum: thường xuất hiện muộn, có giá trị gợi ý chẩn đoán.

  • Chín mé giả: nốt ở mép đầu ngón tay, màu đỏ tím ở giữa có một chấm trắng, đau nhiều, tồn tại trong một vài ngày rồi tự mất đi.

  • Dấu hiệu Janeway: những nốt xuất huyết nhỏ ở gan bàn chân, lòng bàn tay.

  • Lách to: Thường lách không to nhiều, chỉ vượt quá bờ sườn khoảng 2-4 cm, thậm chí mấp mé bờ sườn, nhưng chạm vào bệnh nhân thấy đau.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bằng cách nào?

1. Xét nghiệm

1.1. Cấy máu

Nguyên tắc: Ít nhất 3 mẫu máu riêng biệt trong 24 giờ. Mỗi lần lấy nên có 2 ống ái khí và kỵ khí riêng. Không cần chờ khi sốt cao mới cấy máu.

Kết quả cấy máu dương tính khi: 

  • Vi khuẩn điển hình (Streptococcus viridans, Streptococcus bovis,Staphylococcus aureus, Enterococcus, HACEK): ít nhất 2 mẫu (+)

  • Vi khuẩn ít gặp hơn: (+) ở cả 3 mẫu, hoặc phần lớn trong 4 mẫu cách biệt mà mẫu đầu và mẫu cuối cách nhau ít nhất 1 giờ.

1.2. Siêu âm tim

Mục đích

  • Chẩn đoán xác định: phát hiện sùi

  • Theo dõi tổn thương tim.

  • Phát hiện biến chứng: Đứt dây chằng cột cơ, áp xe van, vòng van, thủng lá van…

Nếu nhìn thấy rõ sùi thì có thể chẩn đoán (+) viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (dù cấy máu âm tính). Nếu không thấy rõ sùi thì cũng không loại trừ chẩn đoán, vì có thể chùm tia siêu âm chưa quét được đúng vùng tổn thương, hoặc sùi còn quá nhỏ, chưa phát hiện được trên siêu âm.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn Xét nghiệm và chẩn đoán

Siêu âm tim

2. Chẩn đoán

2.1. Tiêu chuẩn Duke

2.1.1. Tiêu chuẩn chính

Cấy máu:

  • Dương tính với vi khuẩn điển hình gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn từ 2 lần cấy máu riêng biệt: Streptococcus viridans, Streptococcus bovis, nhóm HACEK, tụ cầu vàng, Enterococcus.

  • Dương tính ở 2 lần cấy máu cách nhau trên 12h, hoặc 3 – 4 lần cấy máu mà lần đầu tiên và lần cuối cách nhau từ 1h trở lên.

  • Một lần cấy máu dương tính với Coxiella burnetii hoặc hiệu giá kháng thể trên 1/800

Tổn thương màng trong tim:

  • Trên siêu âm tim thấy tổn thương viêm nội tâm mạc. Bệnh nhân có van nhân tạo, có triệu chứng lâm sàng nghi viêm nội tâm mạc hoặc có biến chứng như áp xe cạnh van: nên làm siêu âm tim qua thực quản. Với các bệnh nhân khác, siêu âm tim qua thành ngực). Siêu âm tim thấy sùi, áp xe, hoặc long một phần mới trên van nhân tạo.

  • Hở van tim mới xuất hiện

2.1.2. Tiêu chuẩn phụ

  • Có sẵn bệnh tim, tiêm chích ma tuý

  • Sốt từ 38°C trở lên

  • Tổn thương mạch máu: Nhồi máu, tắc động mạch lớn, nhồi máu phổi nhiễm trùng, phình mạch hình nấm, xuất huyết nội sọ, xuất huyết kết mạc, tổn thương Janeway

  • Phản ứng miễn dịch: Viêm cầu thận, vết Roth, nốt Osler, yếu tố dạng thấp.

  • Cấy máu dương tính, tuy nhiên không đủ để là tiêu chuẩn chuẩn chính, có bằng chứng huyết thanh học của nhiễm trùng đang hoạt động tương ứng với vi khuẩn gây bệnh.

  • Siêu âm tim nghi ngờ, nhưng không đủ là tiêu chuẩn chính.

2.2. Sử dụng tiêu chuẩn Duke trong chẩn đoán viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

2.2.1. Chẩn đoán xác định

  • Cấy được vi khuẩn trong sùi, áp xe, cục tắc mạch, hoặc

  • Hai tiêu chuẩn chính hoặc

  • Một tiêu chuẩn chính + 3 tiêu chuẩn phụ hoặc

  • Năm tiêu chuẩn phụ

2.2.2. Nghi ngờ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (có dấu hiệu VNTM nhưng không đủ để chẩn đoán xác định nhưng cũng không thể loại trừ)

  •  Một tiêu chuẩn chính + 1 tiêu chuẩn phụ hoặc

  •  Ba tiêu chuẩn phụ

2.2.3. Loại trừ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

  • Khẳng định một chẩn đoán khác hoặc

  • Sau 4 ngày điều trị kháng sinh bệnh nhân khỏi bệnh hoặc

  • Sinh thiết không tìm thấy bằng chứng bệnh hoặc

  • Không đủ các tiêu chuẩn như trên

Biện pháp trị Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và phác đồ điều trị Bệnh Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là gì?

Nguyên tắc điều trị:

  • Điều trị bằng kháng sinh ngay sau cấy máu kết thúc. Phối hợp các kháng sinh, sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch. Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, phải luôn duy trì nồng độ diệt khuẩn.

  • Khi có kháng sinh đồ: chỉ định kháng sinh theo kháng sinh đồ.

  • Kiểm tra, theo dõi sát chức năng gan, thận để chọn kháng sinh và liều thích hợp.

  • Không dùng thuốc chống đông để phòng tắc mạch trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

  • Điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do nấm phải phối hợp nội khoa và ngoại khoa.

  • Phẫu thuật điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn khi có chỉ định.

  • Phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cho bệnh nhân có nguy cơ.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn Cách điều trị

Bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn được điều trị nội khoa bằng kháng sinh đường tĩnh mạch

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 11/03/2024 05:25