Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tim mạch » Tâm phế mạn

Tâm phế mạn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Tâm phế mạn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Tâm phế mạn. Phân loại Bệnh Tâm phế mạn có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Tâm phế mạn bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Tâm phế mạn, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Tâm phế mạn. Và những điều cần biết khác về Tâm phế mạn. Tìm hiểu xem Bệnh Tâm phế mạn có nguy hiểm không? Tâm phế mạn có lây không? Tâm phế mạn có di truyền không?

Tâm phế mạn

Tâm phế mạn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Tâm phế mạn

Tâm phế mạn là bệnh gì?

Tâm phế mạn là tình trạng tâm thất phải phì đại và giãn, suy tim phải thứ phát do tăng áp lực động mạch phổi Tình trạng này gây nên bởi những bệnh lý làm tổn thương cấu trúc hoặc chức năng của phế quản, phổi và lồng ngực.

Tâm phế mạn là bệnh gì?

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Tâm phế mạn là gì?

Bệnh thường tiến triển từ từ, các triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng và dễ bị bỏ sót. Khi các triệu chứng nặng lên, biến chứng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào vì vậy cần theo dõi và điều trị tích cực.

1.Giai đoạn đầu

Ở giai đoạn khởi phát, chức năng tim vẫn có khả năng hoạt động gắng sức hoặc đã có thể suy giảm một phần nên các triệu chứng về tim thường không rõ ràng. Bệnh nhân chủ yếu có bệnh lý tại phổi, là nguyên nhân gây ra suy tim phải. Bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng: thở khò khè, ho nhiều, thường xuyên khạc đờm, đờm màu vàng, có thể có lẫn mủ trong đờm,…

Nếu điều trị tốt các bệnh lý về phổi từ giai đoạn này sẽ được phòng ngừa được tâm phế mạn, đảm bảo chức năng tim. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chủ quan, nhất là khi triệu chứng của các bệnh lý về phổi không quá nghiêm trọng và chưa xuất hiện dấu hiệu suy tim.

2. Giai đoạn suy tim phổi

Áp lực phổi ngày càng tăng cao khi bệnh về phổi càng tiến triển nặng. Bệnh nhân có cảm giác khó thở, mất sức nhanh mỗi khi làm việc hoặc gắng sức. Dần dần khi áp lực phổi quá lớn, bệnh nhân có cảm giác mất sức ngay cả lúc đi bộ hay làm việc nhẹ nhàng, thậm chí nghỉ ngơi.

Khi tâm phế mạn nặng, sẽ xuất hiện các dấu hiệu suy tim phải toàn thân:

  • Cảm giác đau tức, nặng, căng vùng bụng bên phải do tăng kích thước của gan.

  • Đau thắt ngực.

Tâm phế mạn Triệu chứng

Bệnh nhân đau thắt ngực khi mắc tâm phế mạn nặng

  • Nổi tĩnh mạch cổ.

  • Phù mềm, tím, ấn lõm hai chân.

  • Xuất hiện các vệt xanh tím ở môi và đầu ngón tay.

  • Chán ăn, buồn nôn, đầy bụng.

  • Hồi hộp, thường xuyên đánh trống ngực.

  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi.

  • Rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim nhanh bất thường.

Các triệu chứng của tâm phế mạn thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác và không rõ ràng. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân thường tới khám muộn, dẫn đến hiệu quả và khả năng chữa trị suy giảm đáng kể.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Tâm phế mạn bằng cách nào?

1.  Chẩn đoán xác định 

Chẩn đoán xác định dựa vào:

  • Tiền sử mắc bệnh của hệ thống cơ xương ở lồng ngực hoặc bệnh phổi mạn tính.

  • Hội chứng suy tim phải.

  • Điện tâm đồ: tăng gánh thất phải, dày thất phải.

  • Phim X quang lồng ngực: cung động mạch phổi nổi, bóng tim to, các động mạch phổi trái, phải giãn.

  • Thăm dò huyết động thấy áp lực động mạch phổi tăng.

2. Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt với các trường hợp:

  • Suy tim toàn bộ do bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim, bệnh van tim mắc phải.

  • Suy tim do nhồi máu cơ tim, suy vành: bệnh nhân có cơn đau thắt ngực điển hình, các men tim tăng, biến đổi đoạn ST-T.

  • Hội chứng Pick.

  • Tim của người già: người lớn tuổi và không có tiền sử mắc bệnh phổi mạn tính.

3. Chẩn đoán giai đoạn

  • Giai đoạn sớm: bệnh nhân chỉ có bệnh phổi mạn tính với các đợt suy hô hấp kịch phát, áp lực động mạch phổi chưa tăng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần được phát hiện sớm.

  • Giai đoạn tăng áp động mạch phổi: thường không phát hiện được trên lâm sàng, thăm dò bằng siêu âm Doppler tim hoặc  thông tim phải thì có tăng áp động mạch phổi. Ở giai đoạn này, có thể điều trị tốt và bệnh nhân trở về ổn định.

  • Giai đoạn suy tim phải còn hồi phục: có biểu hiện của suy tim phải và tăng áp động mạch phổi, điều trị có kết quả.

  • Giai đoạn suy tim phải không hồi phục: điều trị không mang lại kết quả.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Tâm phế mạn bằng cách nào?

Biện pháp trị Tâm phế mạn và phác đồ điều trị Bệnh Tâm phế mạn là gì?

1. Oxy liệu pháp

  • Oxy liệu pháp đóng vai trò rất quan trọng.

  • Oxy liệu pháp giúp chức năng tâm thần kinh của bệnh nhân tâm phế mạn được cải thiện. Thường có được sự cải thiện sau một tháng dùng oxy.

  • Oxy liệu pháp kéo dài vào ban đêm đóng vai trò quan trọng với các bệnh nhân có rối loạn bão hoà oxy máu khi ngủ.

Tâm phế mạn Cách điều trị

Oxy liệu pháp đóng vai trò quan trọng trong điều trị cho bệnh nhân tâm phế mạn

2. Các thuốc điều trị

2.1. Thuốc lợi tiểu và trợ tim
  • Thuốc lợi tiểu loại ức chế men Anhydrase carbonic như Diamox, hoặc lợi tiểu như Aldactone đem lại hiệu quả cho bệnh nhân tâm phế mạn. Dùng liều 10 mg/kg cân nặng cho đợt 3-4 ngày. Không nên sử dụng thuốc lợi tiểu khi pH máu dưới 7,30.

  • Thuốc trợ tim nhóm Digitalis: chỉ nên sử dụng cho bệnh nhân tâm phế mạn khi có suy tim trái đồng thời. Digitalis có thể gây rối loạn nhịp tim, chỉ nên dùng liều nhẹ khi suy tim còn bù trừ.

  • Không sử dụng thuốc lợi tiểu và trợ tim Digitalis khi suy tim mất bù. Trong trường hợp này, quan trọng nhất là áp dụng các biện pháp cải thiện thông khí phế nang như oxy liệu pháp cho bệnh nhân.

2.2. Các thuốc giãn phế quản
  • Theophylline: là thuốc có tác dụng làm giãn phế quản được sử dụng rộng rãi nhất. Bệnh nhân tâm phế mạn uống Theophylline kéo dài cũng đem lại tác dụng tốt lên chức năng thất phải.

  • Các thuốc kích thích thụ thể b-adrenergic như Terbutaline, Salbutamol làm giãn mạch máu phổi hoặc trực tiếp làm tăng sự co bóp của cơ tim..

2.3. Các thuốc giãn mạch
  • Mục đích sử dụng các thuốc giãn mạch là để giảm áp lực động mạch phổi ở bệnh nhân tâm phế mạn.

  • Một số tác dụng không mong muốn khi dùng các thuốc giãn mạch gồm hạ huyết áp, giảm độ bão hoà oxy máu động mạch. 

2.4. Kháng sinh

Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong điều trị đợt bội nhiễm rất. Nên sử dụng các thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, dùng liều cao và kéo dài trong 2-3 tuần. Có thể sử dụng kháng sinh đường uống, tiêm hoặc khí dung.

2.5. Corticoid

Corticoid đem lại hiệu quả trong điều trị đợt cấp. Sử dụng Prednisolon uống, Depersolon hay Solumedrol tiêm tĩnh mạch, Hydrocortison khí dung. Corticoid vừa có tác dụng chống viêm, vừa có tác dụng chống dị ứng và làm giảm lượng dịch tiết.

Tâm phế mạn Cách điều trị

Corticoid đem lại hiệu quả khi điều trị đợt cấp

3. Tập thở

Hướng dẫn bệnh nhân tập thở đúng cách là rất quan trọng. Tập thở có thể giúp tăng thông khí phế nang, làm tăng độ giãn nở của phổi và lồng ngực, nhất là tập thở bằng cơ hoành.

4. Loại bỏ các yếu tố kích thích

Không hút thuốc lào, thuốc lá…, tránh xa khói thuốc

5. Điều trị tâm phế mạn ở một số thể đặc biệt

  • Tâm phế mạn ở bệnh nhân hen phế quản: sử dụng Depersolon, Hemisuccinat Hydrocortison tiêm tĩnh mạch.

  • Bệnh nhân xơ phổi: thường không có ứ trệ CO2, nên chỉ cần sử dụng corticoid và cho thở oxy rộng rãi.

  • Người béo bệu: ăn chế độ làm giảm cân.

  • Người dị dạng lồng ngực hoặc gù vẹo cột sống: tập thở, có thể cho điều trị chỉnh hình từ sớm, chống bội nhiễm phổi là rất quan trọng

  • Do tắc mạch phổi: chế độ ăn không muối, nghỉ ngơi tuyệt đối, thở oxy, dùng thuốc trợ tim Digitalis, thuốc chống đông. Chỉ định phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông gây tắc động mạch phổi lớn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 11/05/2023 16:30