Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tim mạch » Tai biến mạch máu não

Biện pháp trị Tai biến mạch máu não và phác đồ điều trị Bệnh Tai biến mạch máu não là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Tai biến mạch máu não là gì? Có mấy phác đồ điều trị Tai biến mạch máu não? Bệnh Tai biến mạch máu não chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Tai biến mạch máu não? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Tai biến mạch máu não của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Tai biến mạch máu não thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Tai biến mạch máu não là tốt nhất? Để trị Tai biến mạch máu não thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Tai biến mạch máu não thì có phải phẫu thuật hay không?

Tai biến mạch máu não

Biện pháp trị Tai biến mạch máu não và phác đồ điều trị Bệnh Tai biến mạch máu não là gì?

1. Điều trị cấp cứu

1.1. Bảo đảm thông khí

  • Cho bệnh nhân nằm ở tư thế an toàn.

  • Loại bỏ răng giả nếu có.

  • Đặt canuyn miệng và hút đờm dãi nếu cần.

  • Nếu bệnh nhân hôn mê Glasgow < 8 điểm và có ứ đọng đờm dãi, phải thở máy và đặt nội khí quản khi cần.

1.2. Theo dõi sát các chỉ số sinh tồn

Theo dõi huyết áp, nhịp thở, nhịp tim, tri giác...để có biện pháp xử trí kịp thời.

1.3. Làm các xét nghiệm cơ bản

Làm X quang tim phổi, các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, đông máu, điện tâm đồ, siêu âm tim,… để đánh giá tình trạng và các bệnh lý khác của bệnh nhân.

1.4. Chụp cắt lớp vi tinh, chụp cộng hưởng từ sọ não 

Chỉ định chụp cắt lớp vi tinh hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não ngay khi có thể để đưa ra chẩn đoán phân biệt nhồi máu não hay xuất huyết não.

Tai biến mạch máu não Cách điều trị

Chụp cộng hưởng từ sọ não

1.5. Chống phù não (nếu có)

  • Nằm đầu cao 30°.

  • Bảo đảm thông khí tốt.

  • Khống chế tốt huyết áp.

  • Truyền tĩnh mạch Manitol 0,5-1g/lần trong 20-30 phút

1.6. Kiểm soát huyết áp

Với các bệnh nhân xuất huyết não, khi huyết áp tăng cao (≥ 200/120mmHg) thì hạ huyết áp là cần thiết. Các loại thuốc không có chống chỉ định với bệnh nhân đều có thể dùng, không nên hạ huyết áp quá nhanh.

Trong giai đoạn cấp cứu, các thuốc có thể sử dụng gồm:

  • Labetalol truyền tĩnh mạch, tốc độ 0,5 - 2mg/phút.

  • Nicardipine truyền tĩnh mạch 5-15mg/giờ.

  • Với bệnh nhân nhũn não, chỉ hạ huyết áp vừa phải để tránh làm giảm áp lực tưới máu não. Nên duy trì huyết áp ở mức 150/90mmHg ở những bệnh nhân này.

1.7. Chăm sóc toàn diện

Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân, điều chỉnh nước, điện giải, đường huyết, chống nhiễm trùng, chống loét, điều trị phục hồi chức năng sớm..

1.8. Thuốc chống đông, thuốc ức chế tiểu cầu 

  • Nên cho bệnh nhân dùng Aspirin và thuốc ức chế tiểu cầu sớm vì các thuốc này có tác dụng dự phòng tái phát. Trong giai đoạn cấp các thuốc này ít cải thiện về mặt tiên lượng. 

  • Heparin tiêm tĩnh mạch làm tăng nguy cơ xuất huyết não.

1.9. Thuốc tiêu huyết khối 

Chỉ dùng thuốc tiêu huyết khối khi:

  • Bệnh nhân đến sớm (trước 3 giờ kể từ lúc khởi phát).

  • Chẩn đoán chắc chắn nguyên nhân gây tai biến mạch máu não là do thiếu máu não và không có xuất huyết não (có kết quả MRI hoặc chụp CT sọ).

  • Không có đột quỵ hoặc chấn thương sọ não trong vòng 3 tháng. 

  • Không có xuất huyết tiêu hóa trong vòng 3 tuần.

  • Không phẫu thuật trong vòng 2 tuần.

  • Không chọc động mạch trong vòng 1 tuần.

  • Huyết áp tối đa dưới 180mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 110mmHg.

  • Không có rối loạn đông máu, số lượng tiểu cầu lớn hơn 100.000/ml.

Trong các loại thuốc tiêu huyết, khối chỉ có tPA (tissue Plasminogen Activator) được chỉ định. Liều dùng là 0.9 mg/kg, tiêm tĩnh mạch 10% tổng liều, sau đó truyền tĩnh mạch 90% còn lại trong 1 giờ. Liều tối đa của tPA không quá 90mg.

Nhiều nghiên cứu cho thấy mở rộng thời gian dùng tPA (6 giờ kể từ khi khởi phát) và tăng liều tPA cao hơn làm tăng nguy cơ xuất huyết não.

1.10. Các thuốc bảo vệ thần kinh 

Có nhiều loại thuốc bảo vệ thần kinh nhưng chưa có thuốc nào được chứng minh đem lại tác dụng rõ rệt trong giai đoạn cấp của bệnh.

1.11. Phẫu thuật lấy khối máu tụ

Đây là phương pháp vẫn còn nhiều tranh cãi. Phương pháp này thường chỉ tiến hành khi có khối máu tụ lớn gây chèn ép và bệnh nhân  tiến triển ngày càng nặng.

2. Điều trị phục hồi chức năng

Cần tiến hành sớm điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não ngay khi bệnh nhân được hồi phục. Luyện tập sớm và đúng phương pháp sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh, tránh được đi chứng teo cơ cứng khớp.

Việc luyện tập ban đầu nên do nhân viên y tế thực hiện, sau đó hướng dẫn cho người nhà và bệnh nhân để có thể luyện tập chủ động lâu dài.

Tai biến mạch máu não Cách điều trị

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 22/08/2023 22:05