Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tim mạch » Suy nút xoang

Biện pháp trị Suy nút xoang và phác đồ điều trị Bệnh Suy nút xoang là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Suy nút xoang là gì? Có mấy phác đồ điều trị Suy nút xoang? Bệnh Suy nút xoang chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Suy nút xoang? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Suy nút xoang của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Suy nút xoang thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Suy nút xoang là tốt nhất? Để trị Suy nút xoang thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Suy nút xoang thì có phải phẫu thuật hay không?

Suy nút xoang

Biện pháp trị Suy nút xoang và phác đồ điều trị Bệnh Suy nút xoang là gì?

1. Điều trị cấp cứu

Khi bệnh nhân có ngất, thoáng ngất:

  • Có thể sử dụng các thuốc: Atropin tiêm tĩnh mạch liều 1mg, có thể nhắc lại tới tổng liều 3mg. Dopamin truyền tĩnh mạch liều 3 - 5mcg/kg/phút. Dobutamin truyền tĩnh mạch liều 1 - 5mcg/kg/phút. Isoproterenol truyền tĩnh mạch liều 0,5 - 2mcg/phút. 

  • Dùng máy tạo nhịp tạm thời

2. Điều trị lâu dài

2.1. Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn

Theo hướng dẫn điều trị của Hội Tim mạch Hoa Kỳ, chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn trong những trường hợp sau:

Chỉ định nhóm I:

  • Hội chứng suy nút xoang có triệu chứng.

  • Hội chứng suy nút xoang gây ra do các thuốc bắt buộc phải điều trị lâu dài.

  • Hội chứng suy nút xoang có triệu chứng khi gắng sức nguyên nhân do nhịp tim tăng không tương xứng.

Chỉ định nhóm lla:

  • Hội chứng suy nút xoang mà nhịp tim dưới 40 chu kỳ/phút và mối liên quan giữa nhịp chậm và triệu chứng không rõ ràng.

  • Ngất không rõ nguyên nhân. Khi thăm dò điện tim có biểu hiện suy nút xoang.

Chỉ định nhóm lIb: nhịp chậm dưới 40 chu kỳ/phút khi thức và không có nhiều triệu chứng.

Suy nút xoang Cách điều trị

Hình ảnh máy tạo nhịp tim

2.2. Nếu có hội chứng tim nhanh chậm
  • Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn.

  • Dùng thuốc chống loạn nhịp tim để trị rung nhĩ.

  • Trong trường hợp không khống chế được tần số thất: đốt rung nhĩ và cấy máy tạo nhịp tim, đốt nút nhĩ thất và cấy máy tạo nhịp tim.

3. Điều trị nguyên nhân

  • Dừng ngay những thuốc nghi ngờ làm chậm nhịp tim.

  • Điều trị suy giáp.

  • Chụp và can thiệp động mạch vành.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 16/05/2023 10:25