Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tim mạch » Suy nút xoang

Suy nút xoang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Suy nút xoang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Suy nút xoang. Phân loại Bệnh Suy nút xoang có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Suy nút xoang bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Suy nút xoang, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Suy nút xoang. Và những điều cần biết khác về Suy nút xoang. Tìm hiểu xem Bệnh Suy nút xoang có nguy hiểm không? Suy nút xoang có lây không? Suy nút xoang có di truyền không?

Suy nút xoang

Suy nút xoang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Suy nút xoang

Suy nút xoang là bệnh gì?

Hội chứng suy nút xoang còn được gọi là rối loạn chức năng nút xoang, hội chứng nút xoang bệnh lý, bệnh nút xoang… Đây là một hội chứng lâm sàng gây nên do rối loạn chức năng của nút xoang với nhiều bất thường về điện tim như: rối loạn dẫn truyền xung động từ nút xoang ra cơ nhĩ, rối loạn hình thành xung động tại nút xoang, suy yếu chức năng tạo nhịp của các chủ nhịp dưới nút xoang và tăng tính nhạy cảm của cơ nhĩ.

Suy nút xoang là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây Bệnh Suy nút xoang?

Các nguyên nhân nội sinh: là những nguyên nhân gây tổn thương tại nút xoang. Thường gặp nhất là:

  • Thoái hoá.

  • Bệnh tim thiếu máu cục bộ.

  • Bệnh cơ tim.

  • Chấn thương nút xoang (sau khi phẫu thuật tim).

  • Thấp tim, viêm màng ngoài tim,...

Các nguyên nhân ngoại sinh: gồm các nguyên nhân bên ngoài tác động lên nút xoang. Nguyên nhân thường gặp:

  • Do thuốc: chẹn kênh calci, chẹn bêta giao cảm, các thuốc chống loạn nhịp tim…

Suy nút xoang Nguyên nhân

Một số thuốc có thể tác động lên nút xoang

  • Do rối loạn điện giải: như hạ calci máu, hạ kali máu,...

  • Suy giáp.

  • Tăng áp lực nội sọ.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Suy nút xoang là gì?

Hội chứng suy nút xoang gây ra các triệu chứng bởi nhịp tim quá chậm, và/hoặc biến chứng tắc mạch do rung nhĩ, và/hoặc những cơn nhịp nhanh kịch phát. Nhịp tim chậm gây ra các triệu chứng của tình trạng thiếu máu các cơ quan như: tim, não,... Các triệu chứng này có thể xuất hiện không thường xuyên và thường không đặc hiệu:

  • Thoáng ngất, ngất, chóng mặt.

  • Giảm khả năng gắng sức, mệt mỏi do nhịp tim tăng không tương xứng.

  • Hồi hộp đánh trống ngực do rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ, cuồng nhĩ. Đặc biệt sau cơn hồi hộp, có cảm giác tim hầu như không đập hoặc  tim đập rất chậm trong trường hợp có hội chứng tim nhanh - chậm.

  • Đau ngực.

  • Khó thở.

  • Một số trường hợp bệnh khởi phát do biến chứng tắc mạch: tắc mạch chi, tai biến mạch não,...

Suy nút xoang Triệu chứng

Bệnh nhân suy nút xoang có thể có khó thở

Các triệu chứng lâm sàng trên kết hợp với các rối loạn nhịp chậm trên điện tâm đồ giúp chẩn đoán suy nút xoang.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Suy nút xoang bằng cách nào?

1. Điện tâm đồ

Điện tâm đồ 12 chuyển đạo:

  • Nhịp chậm xoang là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và thường gặp nhưng không đặc hiệu. Các đặc điểm của nhịp chậm xoang trong hội chứng suy nút xoang: nhịp chậm thường xuyên, đặc biệt là nhịp chậm nhỏ hơn 40 lúc thức, nhịp tim chậm và khi gắng sức không tăng tương xứng, nhịp xoang chậm kèm theo có triệu chứng.

  • Nghỉ xoang hơn 3 giây, ngừng xoang.

  • Nhịp chậm có thoát bộ nối.

  • Block xoang nhĩ.

  • Hội chứng tim nhanh - chậm: là nhịp xoang chậm xen kẽ với những rối loạn nhịp nhanh (cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ). Sau khi hết cơn nhịp nhanh thường là đoạn ngừng xoang dài.

  • Sau khi sốc điện điều trị rung nhĩ, ngừng xoàng dài.

  • Rung nhĩ với đáp ứng thất chậm nguyên nhân không do dùng thuốc.

  • Không phải lúc nào cũng có các triệu chứng điện tâm đồ như trên. Thậm chí có những trường hợp những triệu chứng trên chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, còn lại nhịp tim của bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Chính vì vậy, để phát hiện các triệu chứng trên cần phải tiến hành ghi điện tâm đồ liên tục.

Phương pháp ghi điện tâm đồ liên tục:

  • Holter điện tâm đồ là phương pháp ghi liên tục 3 chuyển đạo điện tim trong một khoảng thời gian dài, thường là 24 giờ hoặc hơn. Phương pháp này cho phép phát hiện các rối loạn nhịp tim gặp trong hội chứng suy nút xoang, nhịp tim nhanh nhất, nhịp tim chậm nhất, thời điểm xuất hiện nhịp nhanh, nhịp chậm, các rối loạn nhịp tim kèm theo, biến thiên nhịp tim trong ngày.  Đặc biệt, phương pháp này cho phép xác lập được mối liên quan giữa các rối loạn nhịp tim và triệu chứng trên lâm sàng.

  • Máy ghi sự kiện (Event Recorder): không cần điện cực dán trên người, cho phép ghi 1 chuyển đạo. Người bệnh có thể đeo máy bên người hoặc bỏ máy vào túi. Nếu nghi ngờ xuất hiện rối loạn nhịp tim hoặc có triệu chứng, bệnh nhân đặt máy lên ngực trái và bấm nút. Máy sẽ ghi lại điện tâm đồ trong thời gian khoảng 1 phút. Phương pháp này chỉ có ở một số cơ sở chuyên khoa sâu.

  • Máy ghi điện tâm đồ liên tục cấy dưới da (Implantable Loop Recorder): máy có kích thước nhỏ, có thể cấy dưới da vùng ngực trái. Máy này hoạt động bằng pin và có thể theo dõi trong vòng 3 năm. Bệnh nhân kích hoạt máy khi có triệu chứng, hoặc máy có thể tự kích hoạt để ghi lại điện tâm đồ khi bệnh nhân ngất. Máy này mới chỉ được áp dụng ở một số trung tâm tim mạch lớn.

2. Nghiệm pháp atropin

  • Atropin tiêm tĩnh mạch liều 0,02 - 0,04mg/kg.

  • Sau khi tiêm Atropin 30 phút, đánh giá nhịp tim.

  • Ở bệnh nhân mắc hội chứng suy nút xoang, nghiệm pháp atropin dương tính với nhịp tim tăng dưới 20% so với trước tiêm atropin hoặc nhịp tim nhỏ hơn 90 chu kì/phút.

3. Nghiêm pháp gắng sức điện tâm đồ

  • Nhịp tim không tăng tương xứng với gắng sức.

  • Xuất hiện triệu chứng do tăng nhịp tim không đủ.

4. Thăm dò điện sinh lí tim

Đây là phương pháp có giá trị để chẩn đoán suy nút xoang. Phương pháp này giúp đánh giá chức năng nút xoang, phát hiện các rối loạn nhịp tim kèm theo, đánh giá chức năng nút nhĩ thất. Có suy nút xoang khi:

  • Thời gian phục hồi nút xoang dài hơn 1500ms.

  • Kéo dài thời gian dẫn truyền xoang nhĩ. Bình thường, thời gian dẫn truyền xoang nhĩ  nhỏ hơn 120ms.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Suy nút xoang bằng cách nào?

Biện pháp trị Suy nút xoang và phác đồ điều trị Bệnh Suy nút xoang là gì?

1. Điều trị cấp cứu

Khi bệnh nhân có ngất, thoáng ngất:

  • Có thể sử dụng các thuốc: Atropin tiêm tĩnh mạch liều 1mg, có thể nhắc lại tới tổng liều 3mg. Dopamin truyền tĩnh mạch liều 3 - 5mcg/kg/phút. Dobutamin truyền tĩnh mạch liều 1 - 5mcg/kg/phút. Isoproterenol truyền tĩnh mạch liều 0,5 - 2mcg/phút. 

  • Dùng máy tạo nhịp tạm thời

2. Điều trị lâu dài

2.1. Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn

Theo hướng dẫn điều trị của Hội Tim mạch Hoa Kỳ, chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn trong những trường hợp sau:

Chỉ định nhóm I:

  • Hội chứng suy nút xoang có triệu chứng.

  • Hội chứng suy nút xoang gây ra do các thuốc bắt buộc phải điều trị lâu dài.

  • Hội chứng suy nút xoang có triệu chứng khi gắng sức nguyên nhân do nhịp tim tăng không tương xứng.

Chỉ định nhóm lla:

  • Hội chứng suy nút xoang mà nhịp tim dưới 40 chu kỳ/phút và mối liên quan giữa nhịp chậm và triệu chứng không rõ ràng.

  • Ngất không rõ nguyên nhân. Khi thăm dò điện tim có biểu hiện suy nút xoang.

Chỉ định nhóm lIb: nhịp chậm dưới 40 chu kỳ/phút khi thức và không có nhiều triệu chứng.

Suy nút xoang Cách điều trị

Hình ảnh máy tạo nhịp tim

2.2. Nếu có hội chứng tim nhanh chậm
  • Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn.

  • Dùng thuốc chống loạn nhịp tim để trị rung nhĩ.

  • Trong trường hợp không khống chế được tần số thất: đốt rung nhĩ và cấy máy tạo nhịp tim, đốt nút nhĩ thất và cấy máy tạo nhịp tim.

3. Điều trị nguyên nhân

  • Dừng ngay những thuốc nghi ngờ làm chậm nhịp tim.

  • Điều trị suy giáp.

  • Chụp và can thiệp động mạch vành.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 13/03/2024 12:54