Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tim mạch » Rung nhĩ

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Rung nhĩ bằng cách nào?

Cách kiểm tra-xét nghiệm và chẩn đoán của Bệnh Rung nhĩ ra sao? Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Rung nhĩ bằng hình ảnh, video và các dấu hiệu nhận biết-biểu hiện theo từng giai đoạn bệnh khác nhau như thế nào? Chi phí cho việc xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Rung nhĩ tốn bao nhiêu tiền? Và chi phí (bảng giá) xét nghiệm sàng lọc và kỹ thuật tầm soát ung thư (nếu có) của Bệnh Rung nhĩ? Rung nhĩ có cần xét nghiệm tế bào không? Cách xem kết quả và cách làm xét nghiệm-chẩn đoán Rung nhĩ.

Rung nhĩ

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Rung nhĩ bằng cách nào?

1. Điện tâm đồ thường quy

Đặc điểm điện tâm đồ trong rung nhĩ: không thấy sóng P và đường đẳng điện, được thay bằng nhiều sóng nhỏ không đều tần số từ 350 - 600/phút. Nhịp thất không đều và tần số thất thường nhanh. Ở bệnh nhân có hội chứng WPW, tần số đáp ứng thất có thể lên tới 300/phút gây rung thất.

2. Siêu âm tim

Siêu âm tim có vai trò rất quan trọng trong đánh giá bệnh lý tim thực tổn gây ra rung nhĩ (bệnh cơ tim phì đại, bệnh van hai lá do thấp,...) cũng như giúp đánh nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân. Các bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao bao gồm: có huyết khối hoặc có nhiều âm cuộn trong các buồng tim trái, giảm lưu lượng và tốc độ dòng chảy trong tiểu nhĩ trái, giảm chức năng thất trái nặng.

Rung nhĩ Xét nghiệm và chẩn đoán

Siêu âm tim

3. Siêu âm qua thực quản

Là phương pháp đánh giá sự tồn tại huyết khối trong các buồng tim có độ nhạy và đặc hiệu cao nhất. Phương pháp này cũng rất có ý nghĩa trong việc đánh giá và phân tầng nguy cơ đột quỵ, cần được chỉ định trước khi chuyển nhịp xoang. Đối với rung nhĩ kéo dài hơn 48 giờ, thực hiện chuyển nhịp xoang dưới định hướng của siêu âm qua thực quản có độ an toàn về biến cố huyết khối tắc mạch tương đương với điều trị chống đông hiệu quả truyền thống (3 tuần trước chuyển nhịp và 4 tuần sau chuyển nhịp).

4. Theo dõi điện tâm đồ liên tục 

Nhiều trường hợp bệnh nhân rung nhĩ không có triệu chứng. Ghi điện tâm đồ liên tục giúp xác định được cơn kịch phát, thời gian kéo dài và số lượng cơn, xác định có các đoạn ngừng tim kéo dài trong cơn hay không. Các thông tin này rất có ý nghĩa trong việc đánh giá nguy cơ nhịp chậm khi dùng thuốc chống rối loạn nhịp và chỉ định điều trị thuốc chống đông cho bệnh nhân. Những trường hợp bệnh nhân thấy cơn rung nhĩ khởi phát bởi nhiều ngoại tâm thu nhĩ trên điện tâm đồ liên tục cần được chỉ định phương pháp đốt điện qua đường thông tim.

5. Nghiệm pháp gắng sức

Gắng sức có thể làm nặng thêm triệu chứng của rung nhĩ hoặc gây xuất hiện cơn. Nghiệm pháp gắng sức được tiến hành nhằm đánh giá đáp ứng tăng tần số tim trong gắng sức của bệnh nhân. Nghiệm pháp này cũng giúp chẩn đoán có bệnh lý động mạch vành kèm theo hay không.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 23/08/2023 01:21