Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tim mạch » Rung nhĩ

Rung nhĩ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Rung nhĩ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Rung nhĩ. Phân loại Bệnh Rung nhĩ có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Rung nhĩ bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Rung nhĩ, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Rung nhĩ. Và những điều cần biết khác về Rung nhĩ. Tìm hiểu xem Bệnh Rung nhĩ có nguy hiểm không? Rung nhĩ có lây không? Rung nhĩ có di truyền không?

Rung nhĩ

Rung nhĩ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Rung nhĩ

Rung nhĩ là bệnh gì?

Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim đặc trưng bởi tâm nhĩ hoạt động bất thường, co bóp rất nhanh và không đều dẫn tới nhịp tim đập bất thường. Khi rung nhĩ, có nguy cơ cao hình thành huyết khối trong tâm nhĩ, huyết khối này có thể trôi theo dòng tuần hoàn dẫn tới đột quỵ. Tần suất mắc rung nhĩ là 0,1% ở người lớn dưới 55 tuổi tăng lên hơn 9% ở người trên 80 tuổi.

Phân loại:

  • Rung nhĩ cơn: rung nhĩ chỉ tồn tại không quá 7 ngày từ khi xuất hiện hoặc kết thúc nhanh chóng. 

  • Rung nhĩ bền bỉ: rung nhĩ xuất hiện liên tục, kéo dài trên 7 ngày.

  • Rung nhĩ dai dẳng: rung nhĩ liên tục kéo dài trên 12 tháng.

  • Rung nhĩ mãn tính: là tình trạng cả bệnh nhân và bác sĩ chấp nhận không thể duy trì nhịp xoang ổn định và/hoặc chuyển nhịp. Việc chấp nhận rung nhĩ mãn tính có thể thay đổi triệu chứng, lựa chọn ưu tiên của bác sĩ, bệnh nhân và hiệu quả của các phương pháp điều trị.

  • Rung nhĩ không do bệnh van tim: rung nhĩ khi không có van tim sinh học/cơ học, không có tình trạng hẹp van 2 lá do thấp hoặc sửa hẹp van 2 lá.

Rung nhĩ là bệnh gì?

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Rung nhĩ là gì?

  • Rung nhĩ có thể không có triệu chứng. 

  • Đa số bệnh nhân có các triệu chứng chóng mặt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực, hồi hộp đánh trống ngực,…

Rung nhĩ Triệu chứng

Đa số bệnh nhân rung nhĩ có triệu chứng đau ngực

  • Một số trường hợp bệnh nhân có biến chứng tắc mạch (tắc mạch ngoại vi, nhồi máu não) là biểu hiện đầu tiên của bệnh. 

  • Nghe tim: thấy loạn nhịp hoàn toàn, có thể thấy các dấu hiệu của bệnh lý van tim kèm theo (hẹp hai lá, hở hai lá, ...).

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Rung nhĩ bằng cách nào?

1. Điện tâm đồ thường quy

Đặc điểm điện tâm đồ trong rung nhĩ: không thấy sóng P và đường đẳng điện, được thay bằng nhiều sóng nhỏ không đều tần số từ 350 - 600/phút. Nhịp thất không đều và tần số thất thường nhanh. Ở bệnh nhân có hội chứng WPW, tần số đáp ứng thất có thể lên tới 300/phút gây rung thất.

2. Siêu âm tim

Siêu âm tim có vai trò rất quan trọng trong đánh giá bệnh lý tim thực tổn gây ra rung nhĩ (bệnh cơ tim phì đại, bệnh van hai lá do thấp,...) cũng như giúp đánh nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân. Các bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao bao gồm: có huyết khối hoặc có nhiều âm cuộn trong các buồng tim trái, giảm lưu lượng và tốc độ dòng chảy trong tiểu nhĩ trái, giảm chức năng thất trái nặng.

Rung nhĩ Xét nghiệm và chẩn đoán

Siêu âm tim

3. Siêu âm qua thực quản

Là phương pháp đánh giá sự tồn tại huyết khối trong các buồng tim có độ nhạy và đặc hiệu cao nhất. Phương pháp này cũng rất có ý nghĩa trong việc đánh giá và phân tầng nguy cơ đột quỵ, cần được chỉ định trước khi chuyển nhịp xoang. Đối với rung nhĩ kéo dài hơn 48 giờ, thực hiện chuyển nhịp xoang dưới định hướng của siêu âm qua thực quản có độ an toàn về biến cố huyết khối tắc mạch tương đương với điều trị chống đông hiệu quả truyền thống (3 tuần trước chuyển nhịp và 4 tuần sau chuyển nhịp).

4. Theo dõi điện tâm đồ liên tục 

Nhiều trường hợp bệnh nhân rung nhĩ không có triệu chứng. Ghi điện tâm đồ liên tục giúp xác định được cơn kịch phát, thời gian kéo dài và số lượng cơn, xác định có các đoạn ngừng tim kéo dài trong cơn hay không. Các thông tin này rất có ý nghĩa trong việc đánh giá nguy cơ nhịp chậm khi dùng thuốc chống rối loạn nhịp và chỉ định điều trị thuốc chống đông cho bệnh nhân. Những trường hợp bệnh nhân thấy cơn rung nhĩ khởi phát bởi nhiều ngoại tâm thu nhĩ trên điện tâm đồ liên tục cần được chỉ định phương pháp đốt điện qua đường thông tim.

5. Nghiệm pháp gắng sức

Gắng sức có thể làm nặng thêm triệu chứng của rung nhĩ hoặc gây xuất hiện cơn. Nghiệm pháp gắng sức được tiến hành nhằm đánh giá đáp ứng tăng tần số tim trong gắng sức của bệnh nhân. Nghiệm pháp này cũng giúp chẩn đoán có bệnh lý động mạch vành kèm theo hay không.

Biện pháp trị Rung nhĩ và phác đồ điều trị Bệnh Rung nhĩ là gì?

1. Điều trị nội khoa

Các thuốc điều trị rung nhĩ:

  • Thuốc chẹn beta: có tác dụng làm chậm nhịp tim.

  • Thuốc chặn canxi: giúp kiểm soát nhịp tim. Cần thận trọng khi sử dụng cho những trường hợp huyết áp thấp hoặc suy tim.

  • Digoxin: có thể kiểm soát nhịp tim nhưng chỉ trong khi nghỉ ngơi. Muốn kiểm soát nhịp tim kể cả khi hoạt động, bệnh nhân cần các loại thuốc bổ sung hoặc thay thế (thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi).

  • Thuốc chống loạn nhịp tim: kiểm soát nhịp tim, duy trì nhịp tim bình thường. Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc này là có nhiều tác dụng không mong muốn hơn so với các loại thuốc kiểm soát nhịp tim. Vì vậy, thuốc này ít được sử dụng hơn.

  • Thuốc chống đông: làm giảm nguy cơ tổn thương các cơ quan khác hoặc đột quỵ do cục máu đông gây ra. Một số thuốc chống đông được sử dụng cho bệnh nhân rung nhĩ bao gồm các thuốc warfarin, edoxaban, rivaroxaban, apixaban, dabigatran. Nếu sử dụng warfarin, cần thường xuyên làm xét nghiệm máu để theo dõi đáp ứng của bệnh nhân và chỉnh liều phù hợp.

2. Liệu pháp chuyển đổi nhịp tim

Nếu là đợt rung nhĩ đầu tiên, hoặc nếu các triệu chứng rung nhĩ gây khó chịu, bác sĩ có thể thiết lập lại nhịp tim bằng cách sử dụng thủ thuật chuyển nhịp tim. Thủ thuật chuyển nhịp tim được thực hiện theo hai cách:

  • Sốc điện: gửi các cú sốc điện đến tim qua điện cực đặt trên ngực, từ đó giúp thiết lập lại nhịp tim.

  • Thuốc chống loạn nhịp: sử dụng thuốc qua đường uống hoặc đường tĩnh mạch để thiết lập lại nhịp tim.

Chuyển đổi nhịp tim có thể tiến hành trong các tình huống khẩn cấp và thường được thực hiện tại bệnh viện theo lịch trình. Nếu diễn ra theo lịch, bệnh nhân thường được sử dụng thuốc chống đông vài tuần trước khi thực hiện để làm giảm nguy cơ đông máu và đột quỵ.

Sau khi chuyển nhịp bằng sốc điện, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chống loạn nhịp nhằm phòng ngừa các đợt rung nhĩ trong tương lai. Lưu ý: ngay cả khi người bệnh dùng thuốc đúng hướng dẫn, vẫn có khả năng xuất hiện đợt rung nhĩ khác.

3. Phương pháp khác

Các phương pháp sau được áp dụng ở các cơ sở có Tim mạch can thiệp.

  • Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn: được chỉ định khi nhịp thất bị chậm hoặc khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên.

Rung nhĩ Cách điều trị

Hình ảnh máy tạo nhịp vĩnh viễn

  • Triệt phá rung nhĩ qua ống thông.

  • Phẫu thuật (áp dụng tại cơ sở có trung tâm mổ tim): thường chỉ được thực hiện trong khi tiến hành các cuộc phẫu thuật khác ở bệnh nhân (ví dụ khi mổ làm cầu nối, mổ thay van tim,...).

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 09/03/2024 02:43