Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc Bệnh Rối loạn nhịp tim?
Các bệnh liên quan đến tim như: như phẫu thuật, bệnh động mành vành, suy tim, bệnh cơ tim…
-
Huyết áp cao: Tình trạng này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành. Nó cũng có thể làm cho thành của buồng tim dưới bên trái (tâm thất trái) trở nên cứng và dày, điều này có thể làm thay đổi cách các tín hiệu điện đi qua tim.
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành
-
Bệnh tim bẩm sinh: Bị bệnh tim bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.
-
Bệnh liên quan đến tuyến giáp làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim
-
Khó thở khi ngủ: Tình trạng này gây ra tình trạng ngừng thở trong khi ngủ có thể dẫn đến nhịp tim chậm và nhịp tim không đều, bao gồm rung tâm nhĩ.
-
Mất cân bằng điện giải: Sự mất cân bằng về chất điện giải, nếu chúng quá thấp hoặc quá cao - có thể cản trở tín hiệu của tim và dẫn đến nhịp tim không đều.
-
Một số loại thuốc và chất bổ sung: Một số loại thuốc theo toa và một số loại thuốc ho và cảm lạnh mùa không cần toa có thể gây rối loạn nhịp tim.
-
Lạm dụng rượu quá mức: Uống quá nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến xung điện trong tim và có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng rung tâm nhĩ.
-
Sử dụng các chất kích thích: Caffeine, nicotin và các chất kích thích khác có thể khiến tim đập nhanh hơn và có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim nghiêm trọng hơn.
-
Các loại thuốc chẳng hạn như amphetamine và cocain, có thể ảnh hưởng lớn đến tim và gây ra nhiều loại rối loạn nhịp tim hoặc đột tử do rung tâm thất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.