Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tim mạch » Hội chứng Raynaud

Biện pháp trị Hội chứng Raynaud và phác đồ điều trị Bệnh Hội chứng Raynaud là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Hội chứng Raynaud là gì? Có mấy phác đồ điều trị Hội chứng Raynaud? Bệnh Hội chứng Raynaud chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Hội chứng Raynaud? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Hội chứng Raynaud của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Hội chứng Raynaud thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Hội chứng Raynaud là tốt nhất? Để trị Hội chứng Raynaud thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Hội chứng Raynaud thì có phải phẫu thuật hay không?

Hội chứng Raynaud

Biện pháp trị Hội chứng Raynaud và phác đồ điều trị Bệnh Hội chứng Raynaud là gì?

Điều trị hội chứng Raynaud tùy thuộc vào: tần suất phát bệnh, mức độ nặng và các biến chứng gây ra bởi thiếu máu cục bộ.

1. Các biện pháp không dùng thuốc

  • Giảm tối thiểu tiếp xúc với lạnh, hạn chế đi ra ngoài vào mùa đông.

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các chi bằng cách mặc ấm.

Hội chứng Raynaud Cách điều trị

Giữ ấm cơ thể

  • Tư vấn cho người bệnh cách nhận biết cơn phát bệnh khi tiếp xúc với lạnh để trở về môi trường ấm  kịp thời, có thể ngâm tay, chân vào nước ấm hoặc sưởi ấm bằng máy sấy tóc.

  • Bỏ thuốc lá (vì nicotin có trong thuốc lá cảm ứng gây co mạch). 

  • Tránh căng thẳng, stress để làm hệ thần kinh giao cảm giảm hoạt động, từ đó sẽ làm giảm co thắt mạch.

Những trường hợp nhẹ chỉ cần áp dụng các biện pháp này cũng có thể khống chế được bệnh.

2. Điều trị cụ thể

  • Với bệnh nhân có các cơn phát bệnh không thường xuyên hoặc nhẹ, cần thực hiện các biện pháp không dùng thuốc và ngừng hút thuốc lá. Trường hợp có cơn phát bệnh kéo dài hoặc liên tục, bệnh nặng, không đáp ứng với các biện pháp điều trị và bảo vệ thông thường thì phải sử dụng các thuốc điều trị toàn thân. Sử dụng thuốc chẹn kênh canxi (nifedipine, diltiazem), thuốc kháng adrenergic (prazosin, reserpin), nitroglycerin.

  • Với cơn cấp tính, thiếu máu cục bộ trầm trọng, sử dụng prostaglandin E1 hoặc prostacyclin, tiêm tĩnh mạch. Thực hiện thủ thuật cắt đoạn thần kinh giao cảm ngón tay hoặc phẫu thuật vi mạch.

  • Xử trí loét ngón: loét ngón, đặc biệt là ngón tay do chứng Raynaud gây ra rất đau, thường phải mất vài tuần hoặc vài tháng mới chữa lành hoàn toàn. Cách xử trí: ngâm tay trong dung dịch sát trùng ấm mỗi ngày hai lần, mục đích để làm mềm da hoặc bong vảy da và tổ chức hoại tử. Sấy khô tay sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh và băng lại. Liên tục dùng thuốc chẹn kênh canxi. Cần phải dùng các thuốc giảm đau, gây ngủ cho bệnh nhân bởi vì đau sẽ làm tăng phản xạ co mạch dẫn đến làm tăng thiếu máu cục bộ.

  • Nhiễm trùng là một trong những biến chứng thường gặp, thường biểu hiện tăng đau, sưng, đỏ hoặc vỡ mủ. Cấy mủ thường thấy tụ cầu. Bệnh nhân phải sử dụng kháng sinh cephalosporin hoặc dicloxacillin.

Hội chứng Raynaud Cách điều trị

Kháng sinh cephalosporin hoặc dicloxacillin dùng để điều trị nhiễm trùng

  • Thủ thuật cắt bỏ dây thần kinh giao cảm được chỉ định cho những trường hợp bệnh nặng, cấp tính hoặc dai dẳng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Thủ thuật cắt thần kinh giao cảm thắt lưng mang lại hiệu quả trong các trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng Raynaud nặng ở chân. Thủ thuật cắt thần kinh giao cảm chọn lọc ở ngón tay giúp giảm đau và điều trị các vết loét ở đầu ngón do thiếu máu nuôi dưỡng. Tuy vậy, biện pháp này không đem lại hiệu quả lâu dài.

  • Những trường hợp cấp tính: những trường hợp bệnh nhân co mạch nặng, cấp tính và kéo dài, có nguy cơ hoại tử, có thể phải cắt cụt, cần phải được điều trị khẩn cấp. Người bệnh phải được vào viện và được dùng ngay các thuốc: Nifedipin 10-20 mg, prostaglandin E1: 6-10 ng/kg/phút) hoặc PGI2: 0,5-2 ng/kg, truyền tĩnh mạch liên tục nhiều giờ, liên tiếp trên 3 ngày. Giảm đau bằng lidocain hoặc bupivacain hydroclorid. Phẫu thuật trong những trường hợp bệnh nhân nặng, có biến chứng loét, hoại tử, viêm xương.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 23/08/2023 11:40