Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tim mạch » Hẹp van hai lá

Hẹp van hai lá là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Hẹp van hai lá là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Hẹp van hai lá. Phân loại Bệnh Hẹp van hai lá có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Hẹp van hai lá bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Hẹp van hai lá, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Hẹp van hai lá. Và những điều cần biết khác về Hẹp van hai lá. Tìm hiểu xem Bệnh Hẹp van hai lá có nguy hiểm không? Hẹp van hai lá có lây không? Hẹp van hai lá có di truyền không?

Hẹp van hai lá

Hẹp van hai lá là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Hẹp van hai lá

Hẹp van hai lá là bệnh gì?

Hẹp van hai lá là hiện tượng van hai lá không thể mở hoàn toàn khiến lượng máu lưu thông qua các buồng tim đi nuôi cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp thì bệnh nhân có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như suy tim, rung nhĩ, nhồi máu cơ tim,…

Hẹp van hai lá là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây Bệnh Hẹp van hai lá?

  • Di chứng thấp tim là nguyên nhân gây ra đại đa số các trường hợp hẹp van hai lá.

  • Do bẩm sinh: van hai lá hình dù, vòng thắt trên van hai lá.

  • Bệnh hệ thống có thể gây xơ hoá van hai lá: u carcinoid, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, lắng đọng mucopolysaccharid, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn đã liền sẹo.

Nguyên nhân nào gây Bệnh Hẹp van hai lá?

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Hẹp van hai lá là gì?

Đa số bệnh nhân hẹp van hai lá không có triệu chứng trong một thời gian dài. Nhiều khi bệnh nhân được phát hiện ra khi đã có các biến chứng như tắc mạch, phù phổi cấp… 

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hẹp van hai lá là:

  • Khó thở là triệu chứng nổi bật của hẹp van hai lá. Các hình thái khó thở thường gặp là: khó thở khi gắng sức, khó thở kịch phát về đêm và khó thở khi nằm, cơn hen tim và phù phổi cấp. 

Hẹp van hai lá Triệu chứng

Khó thở là triệu chứng nổi bật của hẹp van hai lá

  • Ho ra máu: có thể mức độ nhiều hoặc có khi chỉ lẫn với đờm. 

  • Khản tiếng (hội chứng Ortner).

  • Hồi hộp, đánh trống ngực

  • Có thể choáng hoặc ngất.

  • Đau ngực. 

  • Mệt mỏi, uể oải.

  • Chậm phát triển thể chất, biến dạng lồng ngực bên trái nếu hẹp van hai lá có từ nhỏ.

  • Dấu hiệu ứ trệ tuần hoàn ngoại biên khi bệnh nhân có suy tim phải: phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính, tĩnh mạch cổ nổi, phù chi dưới hoặc phù toàn thân, gan to, tràn dịch các màng…

  • Các dấu hiệu của giảm tưới máu ngoại vi: đầu chi và da xanh tím....

  • Có thể sờ thấy rung miu tâm trương ở vị trí mỏm tim. Một số trường hợp bệnh nhân khi tăng áp động mạch phổi nhiều có thể thấy tiếng T2 mạnh và tách đôi ở cạnh ức

  • Gõ tim: diện đục của tim không to.

  • Nghe tim: là biện pháp quan trọng giúp chẩn đoán bệnh hẹp van hai lá: tam chứng chẩn đoán hẹp van hai là bao gồm: T1 đanh, rung tâm trương và các mỗ van hai lá.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Hẹp van hai lá bằng cách nào?

Các thăm dò cận lâm sàng:

  • Điện tâm đồ: xác định nhịp tim và các tình trạng rối loạn nhịp tim.

  • X-quang ngực: phát hiện tình trạng sung huyết phổi, tim to.

  • Siêu âm Doppler tim: là phương pháp thường được áp dụng để chẩn đoán xác định bệnh. 

Hẹp van hai lá Xét nghiệm và chẩn đoán

Siêu âm Doppler tim là phương pháp thường dùng để chẩn đoán hẹp van hai lá

Biện pháp trị Hẹp van hai lá và phác đồ điều trị Bệnh Hẹp van hai lá là gì?

1. Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc nhằm các mục đích sau:

  • Làm giảm các triệu chứng của bệnh

  • Phòng thấp tim tái phát

  • Phòng ngừa các biến chứng (do thiếu máu cơ tim, hình thành huyết khối,..)

Các loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân hẹp van hai lá:

  • Bệnh nhân hẹp van hai lá mức độ nhẹ thường đáp ứng với thuốc lợi tiểu. Nếu có rung nhĩ hoặc nhịp nhanh xoang: thuốc chẹn kênh canxi hoặc thuốc chẹn beta thường được chỉ định.

  • Thuốc chống đông đối kháng vitamin K được chỉ định để ngăn ngừa huyết khối nếu bệnh nhân mới có hoặc đã có rung nhĩ, huyết khối nhĩ trái. 

  • Thuốc kháng sinh được sử dụng để dự phòng và điều trị bệnh nhân nhiễm trùng van tim nguyên nhân do vi khuẩn.

2. Phẫu thuật điều trị hẹp van hai lá

Đối với những bệnh nhân hẹp van hai lá rất nặng, không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc đã xuất hiện các biến chứng như rung nhĩ, suy tim, tăng áp động mạch phổi, phù phổi,… thì có thể phải tiến hành các biện pháp can thiệp, phẫu thuật bao gồm:

2.1. Nong van tim: 

Đây là biện pháp thường được các bác sĩ khuyến khích thực hiện để điều trị hẹp van 2 lá. Những trường hợp chống chỉ định nong van tim:

  • Có huyết khối nhĩ trái

  • Van hai lá vôi hóa nặng.

  • Hở hai lá mức độ trung bình đến nặng kèm theo hẹp van hai lá.

  • Hẹp van hai lá bẩm sinh.

2.2. Sửa chữa van tim

Sửa van hai lá là phẫu thuật để tách van dính. Sửa van tim mang lại hiệu quả tương tự như nong van tim nhưng không được khuyến khích sử dụng vì là kỹ thuật mổ hở.

2.3. Thay van tim 

Đây là phương pháp điều trị hẹp van hai lá khi các biện pháp khác không có hiệu quả. Lúc này, van tim được thay thế bằng van nhân tạo (van cơ học hoặc van sinh học).

Bệnh nhân có van tim nhân tạo đều có xu hướng hình thành cục máu đông. Vì vậy sau khi thay van nhân tạo, bệnh nhân thường phải dùng thuốc kháng đông trong một khoảng thời gian nhất định (van sinh học) hoặc liên tục (với van cơ học).

3. Thay đổi lối sống

Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp hẹp van tim mức độ nhẹ và chưa biểu hiện thành triệu chứng. Thay đổi lối sống có giá trị dự phòng, ngăn ngừa bệnh tiến triển và nguy cơ xảy ra biến chứng. Thay đổi lối sống được khuyến khích ngay cả khi bệnh nhân đang điều trị bằng phương pháp khác, thậm chí cả với người chưa mắc bệnh nhằm ngăn ngừa nguy cơ.

3.1. Thay đổi chế độ ăn

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị hẹp van hai lá. Bệnh nhân hẹp van hai lá nên:

  • Tăng cường ăn rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây.

  • Ăn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa hoặc ít béo. Hạn chế ăn các món chiên rán, mỡ động vật,…

  • Hạn chế ăn mặn. 

  • Không sử dụng rượu bia.

  • Không ăn các loại rau màu xanh thẫm nếu đang dùng thuốc kháng vitamin K vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc kháng đông.

3.2. Có chế độ tập luyện phù hợp

Tập luyện thường xuyên, đều đặn và vừa sức giúp lưu thông máu, cải thiện khả năng tuần hoàn, giúp cơ thể được nuôi dưỡng một cách bình thường ngay cả khi lượng máu cung cấp cho tim bị thiếu hụt.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc bệnh van tim, tập luyện cường độ quá cao dễ gây áp lực cho tim, khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy cần lựa chọn môn tập vừa sức. Bệnh nhân hẹp van hai lá có thể chọn các bài tập như đạp xe, đi bộ, yoga, thiền,...

Hẹp van hai lá Cách điều trị

Bệnh nhân hẹp van hai lá có thể chọn các môn tập như đạp xe, đi bộ,...

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 24/08/2023 08:12