Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tim mạch » Đột quỵ

Đột quỵ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Đột quỵ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Đột quỵ. Phân loại Bệnh Đột quỵ có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Đột quỵ bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Đột quỵ, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Đột quỵ. Và những điều cần biết khác về Đột quỵ. Tìm hiểu xem Bệnh Đột quỵ có nguy hiểm không? Đột quỵ có lây không? Đột quỵ có di truyền không?

Đột quỵ

Đột quỵ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Đột quỵ

Đột quỵ là bệnh gì?

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não là sự mất cấp tính chức năng khu trú của não, xảy ra đột ngột, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. Não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu bị gián đoạn hoặc làm giảm đáng kể dẫn đến não bị thiếu oxy và không đủ dinh dưỡng nuôi tế bào. Trong vòng vài phút nếu các tế bào não không được cấp đủ máu thì sẽ chết.

Đột quỵ não là một trong năm nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở người trưởng thành. Khi xảy ra tình trạng này thì thời gian chính là vàng – bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức, số tế bào não chết càng nhiều nếu thời gian kéo càng dài, sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là gây tử vong.

Đột quỵ là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây Bệnh Đột quỵ?

Đột quỵ não có 2 thể lâm sàng chính là đột quỵ do nhồi máu não và đột quỵ do chảy máu não (xuất huyết não)

  • Đột quỵ do nhồi máu não: Chiếm 85% đột quỵ não, xảy ra khi động mạch não bị hẹp hoặc tắc. Nguyên nhân có thể do huyết khối, thuyên tắc hay giảm tưới máu não làm cho quá trình lưu thông máu lên não bị trì trệ.

  • Đột quỵ não do chảy máu não (xuất huyết não): Chiếm 15% đột quỵ não, xảy ra khi động mạch não bị vỡ, có thể gặp chảy máu dưới nhện hay chảy máu trong nhu mô não.

  • Ngoài ra, cần lưu ý về cơn TIA – cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, đột ngột xuất hiện các triệu chứng thần kinh khu trú và hồi phục hoàn toàn trong 1 giờ. Đây có thể coi là dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý về nguy cơ đột quỵ xảy ra trên bệnh nhân bất kỳ lúc nào.

Nguyên nhân nào gây Bệnh Đột quỵ?

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Đột quỵ là gì?

1. Triệu chứng cảnh báo đột quỵ não

  • Người bệnh đột ngột cảm thấy yếu, liệt, tê mặt – tay – chân một hoặc cả 2 bên

  • Người bệnh có thế khó nói, khó trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, bị mất nói và/hoặc không hiểu lời nói của mọi người xung quanh

  • Mất thị lực hoặc nhìn mờ

  • Đột ngột đau đầu và/ hoặc mất ý thức

2. Triệu chứng thần kinh khu trú

  • Triệu chứng về vận động: liệt/biểu hiện vụng về nửa người/một phần chi thể, liệt đối xứng, rối loạn thăng bằng, nuốt khó

  • Rối loạn ngôn ngữ: khó khăn trong việc hiểu/diễn đạt bằng lời nói, khó khăn khi đọc

  • Triệu chứng cảm giác, giác quan, tiền đình: Rối loạn cảm giác từng phần/toàn bộ nửa người, mất thị lực một và cả 2 bên mắt, bán manh, nhìn đôi, chóng mặt

  • Các triệu chứng tư thế, nhận thức: khó khăn khi mặc quần áo/chải tóc/đánh răng/mô phỏng lại hình, rối loạn định hướng không gian, hay quên.

Ngoài ra còn 1 số biểu hiện kết hợp khác như:

  • Bệnh thường xảy ra ở tuổi lớn hơn 50

  • Bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, có biểu hiện xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch…

  • Các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi tắm lạnh, căng thẳng thần kinh, uống bia rượu.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Đột quỵ là gì?

Biện pháp trị Đột quỵ và phác đồ điều trị Bệnh Đột quỵ là gì?

1. Mục tiêu điều trị

  • Đảm bảo sự ổn định của người bệnh, nhanh chóng phục hồi những tổn thương mấu chốt gây ra tình trạng hiện tại của người bệnh.

  • Giảm tối thiểu nhu mô não bị nhồi máu không có khả năng hồi phục

  • Dự phòng các biến chứng

  • Giảm tối thiểu mức độ tàn tật và sống phụ thuộc

  • Dự phòng tái phát

2. Biện pháp điều trị chung

  • Duy trì chức năng sống, điều chỉnh các hàng số sinh lý

  • Đảm bảo đường thở: cung cấp oxy

  • Đảm bảo tuần hoàn: nhịp tim, huyết áp

  • Duy trì phân áp oxy máu

  • Cân bằng nước - điện giải, điều chỉnh glucose máu

  • Chống phù não: nằm cao đầu 20-30 độ, tăng thông khí bằng cách làm giảm phân áp CO2 trong máu đến 30-35 mmHg, duy trì lượng Manitol: 0,5 – 1g/kg trong 30p đầu, nhắc lại sau mỗi 6h, liều tối đa 2g/kg

3. Điều trị thể đột quỵ

  • Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết: Alteplase - Dùng sớm trong 4,5 giờ đầu sau đột quỵ. Theo dõi tình trạng huyết áp của bệnh nhân (dấu hiệu xuất huyết).

  • Thuốc chống đông: Heparin

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Clopidogrel,Aspirin uống sau ăn no

  • Thuốc tăng cường tuần hoàn máu não: Piracetam, Ginkgo biloba

  • Thuốc dinh dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh: Cerebrolysin, Vitamin nhóm B

  • Thuốc cầm máu: Transamin

  • Thuốc kháng co mạch máu và chống thiếu máu cục bộ ở não: Nimotop

  • Thuốc tăng cường tuần hoàn máu não và bảo vệ tế bào thần kinh

  • Thực hiện phẫu thuật khi xuất hiện ổ máu tụ lớn, ý thức của bệnh nhân xấu dần

Biện pháp trị Đột quỵ và phác đồ điều trị Bệnh Đột quỵ là gì?

Biện pháp phòng ngừa Bệnh Đột quỵ như thế nào?

1. Chế độ dinh dưỡng, phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ não

  • Chế độ ăn: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bệnh nhân, đảm bảo đủ năng lượng

Đột quỵ Phòng ngừa

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong quá trình phục hồi bệnh

  • Tập thể dục hàng ngày làm tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe giúp tim mạch khỏe mạnh.

  • Chống loét: nằm đệm nước, trở mình 2 giờ/lần, xoa bóp toàn thân tăng lưu thông máu

  • Chống bội nhiễm: vỗ rung lồng ngực, chăm sóc sạch sẽ sonde tiểu…

  • Phục hồi chức năng: tập vận động, vật lý trị liệu, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, phục hồi ngôn ngữ

2. Các biện pháp dự phòng đột quỵ não

  • Dự phòng cấp 1: giáo dục, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng, phòng bệnh rộng rãi, dự phòng và điều trị các yếu tố nguy cơ, thay đổi lối sống: ngừng hút thuốc, ngừng uống rượu bia, chế độ ăn ít chất béo, giảm cân, hạn chế ăn muối, tăng cường chế độ ăn giàu kali để giảm huyết áp, khuyến khích bệnh nhân tập thể dục thường xuyên.

  • Dự phòng cấp 2: thực hiện ngay sau giai đoạn cấp, điều trị các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol máu và điều trị dự phòng đột quỵ tái phát.

Biện pháp phòng ngừa Bệnh Đột quỵ như thế nào?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 26/08/2023 18:38