Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tim mạch » Bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Bệnh động mạch ngoại biên là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Bệnh động mạch ngoại biên. Phân loại Bệnh động mạch ngoại biên có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh động mạch ngoại biên bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh động mạch ngoại biên, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh động mạch ngoại biên. Và những điều cần biết khác về Bệnh động mạch ngoại biên. Tìm hiểu xem Bệnh động mạch ngoại biên có nguy hiểm không? Bệnh động mạch ngoại biên có lây không? Bệnh động mạch ngoại biên có di truyền không?

Bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh gì?

Bệnh động mạch ngoại biên là tình trạng tắc nghẽn mạch máu ngoại biên, nguyên nhân do huyết khối hoặc các mảng xơ vữa. Các động mạch không bao gồm các mạch máu nuôi não và tim. Thường gặp nhất là tổn thương các động mạch chi dưới, chi trên và vùng tiểu khung. 

Bệnh động mạch ngoại biên Là gì

Nguyên nhân nào gây Bệnh động mạch ngoại biên?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh động mạch ngoại biên là hẹp, tắc mạch do mảng xơ vữa. Mỡ và một số chất khác lắng đọng trên thành mạch làm lòng mạch bị hẹp lại và tạo thành các mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa phát triển sẽ gây hẹp và có thể làm dòng chảy trong lòng mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn. 

Bệnh động mạch ngoại biên Nguyên nhân

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh động mạch ngoại biên là gì?

  • Triệu chứng thường gặp nhất là cảm giác chuột rút ở bắp chân, vùng đùi và hông khi trèo cầu thang, đi bộ hoặc gắng sức. Triệu chứng này đỡ hoặc mất đi khi được nghỉ ngơi. Cơ chế gây đau là khi hoạt động, cơ cần được cung cấp máu nhiều hơn. Nhưng lòng mạch bị hẹp, tắc bởi các mảng xơ vữa dẫn đến cơ bị thiếu máu và gây ra triệu chứng đau. Khi nghỉ ngơi, nhu cầu oxy của cơ giảm xuống nên giảm hoặc hết triệu chứng đau.

  • Đau chân do bệnh động mạch ngoại biên xuất hiện ở cơ mà không xuất hiện ở khớp. Với các bệnh nhân tiểu đường, triệu chứng này có thể bị triệu chứng đau, tê bì ở bàn chân hoặc đùi do biến chứng thần kinh che lấp.

Bệnh động mạch ngoại biên nặng có một số triệu chứng như:

  • Đau chân nhưng đau không đỡ khi nghỉ ngơi.

  • Vết thương ở bàn chân và ngón chân khó lành.

  • Hoại tử ngón chân, bàn chân.

  • Chân phía bị bệnh lạnh hơn so với các phần chi phía trên hoặc lạnh hơn chân lành.

Nếu có các cơn đau lặp lại nhiều lần, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và mô tả chi tiết cơn đau để được chỉ định những thăm dò cần thiết. Nếu có các yếu tố nguy cơ của bệnh, dù không có triệu chứng, thăm khám định kỳ có thể giúp phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm.

Bệnh động mạch ngoại biên Triệu chứng

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh động mạch ngoại biên bằng cách nào?

Để chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên, triệu chứng kể trên và thăm khám lâm sàng là rất quan trọng.

Bệnh nhân thường được thăm dò kiểm tra chỉ số mạch cổ chân - cổ tay. Đây là một thăm dò không gây đau, đơn giản, thực hiện dễ dàng trong vài phút, giúp đánh giá tốc độ dòng máu chảy ở chân. 

Có thể thực hiện một số thăm dò khác như:

  • Siêu âm Doppler mạch máu: giúp khảo sát mạch máu, đánh giá tốc độ dòng chảy để xác định tình trạng tắc nghẽn.

  • Chụp cắt lớp vi tính đa dãy mạch máu: đánh giá các động mạch nghi ngờ tổn thương. Với phương pháp này, hình ảnh mạch máu tổn thương được dựng lại rõ ràng với độ chính xác tương đối cao.

  • Chụp cộng hưởng từ: bệnh nhân có tiền sử đặt máy tạo nhịp không thể áp dụng được phương pháp này.

  • Chụp động mạch cản quang: phát hiện ra chỗ tắc nghẽn, mức độ tổn thương và sự có mặt hay không của tuần hoàn bàng hệ. Phương pháp này còn cho phép kết hợp điều trị bằng nong hoặc đặt stent tại vị trí tổn thương.

Bệnh động mạch ngoại biên Xét nghiệm và chẩn đoán

Biện pháp trị Bệnh động mạch ngoại biên và phác đồ điều trị Bệnh động mạch ngoại biên là gì?

Nguyên tắc điều trị là giảm đau cho bệnh nhân và phòng tránh tiến triển xấu của bệnh. Phương pháp điều trị thích hợp được quyết định dựa trên tình trạng và mức độ của bệnh.

1. Biện pháp không dùng thuốc

Đây là một trong những biện pháp có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh:

  • Tập luyện thể dục, ví dụ như đi bộ nhẹ nhàng, nếu đau có thể nghỉ ngơi rồi tiếp tục.

  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin và các chất chống oxy hóa.

  • Giảm thực phẩm giàu chất béo, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, mỡ động vật.

  • Bỏ thuốc lá vì đây là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên và làm nặng thêm các triệu chứng.

  • Không sử dụng rượu bia.

  • Kiểm soát các chỉ số đường huyết, huyết áp và mỡ máu.

2. Điều trị bằng thuốc

Một số thuốc điều trị thường dùng bệnh nhân mắc bệnh động mạch ngoại biên gồm:

  • Thuốc thúc đẩy lưu lượng máu: cilostazol, pentoxifylline

  • Giảm hình thành huyết khối: aspirin, clopidogrel.

  • Thuốc làm giảm nồng độ cholesterol trong máu: simvastatin, atorvastatin hoặc các nhóm thuốc như fibrate,…

  • Thuốc điều trị tăng huyết áp..

  • Kiểm soát nồng độ glucose trong máu bằng các thuốc tiểu đường

3. Can thiệp điều trị qua đường ống thông

Phương pháp can thiệp bao gồm nong mạch và đặt stent động mạch. Bác sĩ đưa một ống thông nhỏ vào động mạch qua da, lấy cục máu đông, sau đó nong rộng chỗ tắc. Một stent sẽ được đặt vào vị trí mạch bị tắc nghẽn để hạn chế tái hẹp.

Biện pháp này không giải quyết toàn bộ tình trạng bệnh mà chỉ giúp cải thiện mức độ trầm trọng của bệnh. Sau can thiệp đặt stent, người bệnh cần thực hiện các biện pháp luyện tập, điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống, kiên trì sử dụng thuốc đều đặn theo chỉ định.

4. Phẫu thuật

Bệnh nhân có thể phải phẫu thuật trong một số trường hợp như: có triệu chứng thiếu máu chi nặng hoặc tắc hoàn toàn một đoạn mạch máu dài. Trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy một đoạn mạch (thông thường là tĩnh mạch) từ vị trí khác của cơ thể để làm cầu nối qua chỗ tắc tới các mạch máu nuôi phần chi dưới chỗ tắc. Tương tự như sau khi đặt stent động mạch, bệnh nhân vẫn cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tuân thủ chế độ dùng thuốc.

Bệnh động mạch ngoại biên Cách điều trị

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 22/08/2023 21:46