Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tiêu hóa » Viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Viêm tụy cấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Viêm tụy cấp. Phân loại Bệnh Viêm tụy cấp có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Viêm tụy cấp bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Viêm tụy cấp, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Viêm tụy cấp. Và những điều cần biết khác về Viêm tụy cấp. Tìm hiểu xem Bệnh Viêm tụy cấp có nguy hiểm không? Viêm tụy cấp có lây không? Viêm tụy cấp có di truyền không?

Viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp là bệnh gì?

Viêm tụy cấp là quá trình tự hủy hoại mô tụy do chính men tụy, là tình trạng viêm cấp tính do hoạt hóa các proenzym ngay tại tuyến tụy, gây ra sưng, phù nề hoặc chảy máu hoại tử trong nhu mô tụy. Viêm tụy cấp có thể được điều trị khỏi tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp xảy ra các biến chứng nghiêm trọng và gây tử vong.

Viêm tụy cấp là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây Bệnh Viêm tụy cấp?

1. Tắc nghẽn

  • Bệnh đường mật do sỏi

  • Giun chui ống mật

  • Rối loạn cơ thắt Oddi

  • Sỏi tụy

  • Ung thư tụy

2. Thuốc, độc tố

  • Lạm dụng bia rượu: Uống nhiều, liên tục và kéo dài làm tăng độ tập trung protein trong dịch tụy, lắng đọng protein gây vôi hóa và dẫn đến viêm tụy.

  • Sử dụng các thuốc: ACEI, azathioprin, sulfonamide, thiazid, estrogen, ARV, metronidazole, tetracycline

3. Rối loạn chuyển hóa

  • Tăng triglyceride máu: là nguyên nhân chủ yếu gây viêm nhiễm tại tụy dẫn đến tắc mạch máu tụy.

  • Tăng Canxi máu

4. Sang chấn, chấn thương

  • Thủ thuật chụp mật – tụy ngược dòng

  • Nội soi lấy sỏi mật – tụy 

  • Chấn thương bụng kín

  • Sau phẫu thuật bụng (phẫu thuật ở đường mật, dạ dày) và ngoài bụng.

5. Tổn thương mạch máu: a

Các biến chứng trong bệnh lý như đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống

6. Nhiễm trùng

Do vi khuẩn: lao, mycoplasma, leptospira, salmonella; do virus: quai bị, HBV, HCV, HIV, EBV, coxakies; Ký sinh trùng: giun đũa

7. Vô căn: chiếm 10% số BN mắc viêm tụy cấp

Nguyên nhân nào gây Bệnh Viêm tụy cấp?

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Viêm tụy cấp là gì?

1. Các triệu chứng cơ năng

1.1. Đau bụng

  • Đau bụng khởi phát đột ngột, liên quan đến ăn uống. Sau 1 bữa ăn, liên hoan giàu chất dinh dưỡng: quá nhiều thịt và uống nhiều rượu. Dịch tụy tiết ra quá nhiều để tiêu hóa lượng protein, lipid được đưa vào kết hợp cùng với uống nhiều rượu gây tăng phản xạ giãn mạch nặng dẫn đến rối loạn vận mạch và gây ra tình trạng viêm tụy cấp.

  • Vị trí đau: đau vùng thượng vị/trên rốn, lệch sang trái và lan ra sau lưng.

  • Đau liên tục, dữ dội kéo dài >24 giờ. Hít, thở, ho… gây đau tăng

  • Nằm tư thế cò súng (gập người) làm giảm áp lực trong lòng mạch giúp giảm đau

1.2. Buồn nôn và nôn

  • Bệnh nhân nôn nhiều và liên tục: thường gặp trong 85% bệnh nhân bị viêm tụy cấp

  • Nôn xong không đỡ đau

  • Các chất nôn bao gồm: thức ăn, dịch mật, máu do có thể xuất huyết, không bao giờ nôn ra phân – biểu hiện tránh nhầm lẫn với tắc ruột.

Viêm tụy cấp Triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt và đau đầu

2. Triệu chứng toàn thân

  • Do phản ứng với các mô hoại tử nên bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ xuất hiện sớm trong vòng 2-3 ngày đầu. Sốt kéo dài 4-5 ngày cần kiểm tra tình trạng bệnh do có thể gây ra các biến chứng như viêm phúc mạc hoặc nhiễm trùng do apxe tụy.

  • Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, vã mồ hôi và da xanh tái

  • Bệnh nhân có biểu hiện shock: vật vã kích thích/li bì hôn mê, khó thở, thiểu niệu hoặc vô niệu, mạch nhanh, huyết áp tụt.

3. Triệu chứng thực thể

  • Nhịp tim nhanh, huyết áp tụt là hậu quả của giảm thể tích lòng mạch do hiện tượng thoát quản, giãn mạch và chảy máu

  • Bụng chướng, ấn đau. Nghe tiếng nhu động ruột giảm hoặc mất

  • Ấn điểm Mayorobson (giao giữa xương sườn 12 và bờ ngoài khối cơ lưng bên trái) đau

  • Phản ứng thành bụng dương tính

  • Có thể có vàng da

4. Các triệu chứng thực thể

  • Viêm tụy hoại tử kèm theo xuất huyết

  • Dấu hiệu Cullen: Đổi màu da vùng quanh rốn

  • Dấu hiệu Turner – Grey: vết bầm ở hông lưng bên trái

  • Da mặt bệnh nhân đỏ hoặc nâu

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Viêm tụy cấp là gì?

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Viêm tụy cấp bằng cách nào?

1. Định lượng men tuỵ

  • Amylase máu & nước tiểu thường tăng cao – cần phân biệt tránh trường hợp nhầm lẫn do viêm tụy hoặc do viêm tuyến nước bọt.

  • Amylase nước tiểu: tăng mạnh nhưng cũng trở về bình thường sớm

  • Lipase máu đặc hiệu hơn. Nó thường tăng > 3 lần so với giới hạn bình thường

2. Các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh

  • X-quang ổ bụng không chuẩn bị: quai ruột canh gác, đại tràng ngang chướng hơi, soi túi mật cản quang, tràn dịch màng phổi.

  • Siêu âm bụng: phát hiện các tổn thương tuỵ như tăng kích thước, các ổ hoại tử vùng tụy, tụy phù nề, nang giả tuỵ, tụ dịch quanh tuỵ. Siêu âm bụng phát hiện bệnh lý đường mật đi kèm như giun trong đường tụy, đường mật hoặc sỏi mật.

  • CT scan: Chẩn đoán chính xác viêm tụy cấp.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Viêm tụy cấp bằng cách nào?

Biện pháp trị Viêm tụy cấp và phác đồ điều trị Bệnh Viêm tụy cấp là gì?

1. Điều trị nội khoa

  • Phòng và điều trị shock: Truyền dịch: muối đẳng trương (4-6l/ ngày). Điều chỉnh rối loạn nước điện giải, cân bằng kiềm toan. Dùng thuốc vận mạch (dobutamin, epinephrine).

  • Giảm đau, giảm co thắt: Dùng các thuốc giảm đau truyền/ tiêm tĩnh mạch. Dolargan 0,1g: tiêm bắp 2-3 lần/24h. Novocain 1%: 20-30ml/250 ml dung dịch glucose truyền tĩnh mạch.

  • Giảm tiết dịch tụy: Nhịn ăn hoàn toàn 2-3 ngày đầu, nuôi ăn đường tĩnh mạch: để đảm bảo đủ nước, điện giải và năng lượng. Hút dịch dạ dày liên tục. Sử dụng thuốc ức chế bài tiết dịch tụy: somatostatin (octreotide), sandostatin. Thuốc ức chế bài tiết dịch vị: PPI, anti H2.

  • Dùng kháng sinh: Không dùng dự phòng thường quy, chỉ dùng khi có nhiễm khuẩn rõ hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Các nhóm kháng sinh thường dùng bao gồm: Cephalosporin thế hệ III, carbapenem, quinolon, metronidazole.

  • Điều trị nguyên nhân (sỏi mật)

2. Điều trị ngoại khoa

  • Có nghi ngờ trong chẩn đoán, không loại trừ được bệnh ngoại khoa khác

  • Có biến chứng ngoại khoa: viêm phúc mạc, apxe tụy, xuất huyết nội

  • Có bệnh đường mật kết hợp, sử dụng các can thiệp ngoại khoa để giải tỏa, dẫn lưu đường mật.

  • Thất bại trong điều trị nội khoa

Biện pháp trị Viêm tụy cấp và phác đồ điều trị Bệnh Viêm tụy cấp là gì?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 19/05/2023 01:06