Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tiêu hóa » Viêm gan cấp

Viêm gan cấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Viêm gan cấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Viêm gan cấp. Phân loại Bệnh Viêm gan cấp có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Viêm gan cấp bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Viêm gan cấp, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Viêm gan cấp. Và những điều cần biết khác về Viêm gan cấp. Tìm hiểu xem Bệnh Viêm gan cấp có nguy hiểm không? Viêm gan cấp có lây không? Viêm gan cấp có di truyền không?

Viêm gan cấp

Biện pháp trị Viêm gan cấp và phác đồ điều trị Bệnh Viêm gan cấp là gì?

1. Nguyên tắc điều trị

Bệnh suy gan cấp không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Các biện pháp điều trị gồm:

  • Điều trị hỗ trợ gan và các cơ quan bị suy giảm chức năng.

  • Điều trị các biến chứng trong khi chờ ghép gan hoặc chờ tế bào gan hồi phục.

2. Xử trí ban đầu

  • Ngừng tất cả các thuốc đang dùng, gây nôn, nếu nghi ngờ ngộ độc paracetamol thì cho bệnh nhân uống 20 gam than hoạt.

  • Truyền dung dịch glucose 10% cho bệnh nhân để tránh hạ đường huyết

  • Chuyển ngay bệnh nhân đến khoa hồi sức tích cực, đảm bảo hô hấp và tuần hoàn.

Viêm gan cấp Cách điều trị

Truyền glucose 10% cho bệnh nhân để tránh hạ đường huyết

3. Xử trí tại bệnh viện

3.1. Các biện pháp hồi sức cơ bản
  • Cho bệnh nhân nằm đầu cao 30 - 45° nếu bệnh nhân không tụt huyết áp, hạn chế tối đa sử dụng thuốc an thần.

  • Hồi sức hô hấp: đảm bảo tư thế an toàn, tùy thuộc tình trạng hô hấp của bệnh nhân để có các biện pháp hỗ trợ hô hấp. 

  • Hồi sức tuần hoàn: để đảm bảo áp lực tưới máu não, cần duy trì huyết áp của bệnh nhân cao hơn mức bình thường hoặc huyết áp nền. Sử dụng dịch keo (gelatin, albumin) để bảo đảm thể tích tuần hoàn. Sử dụng noradrenalin để duy trì huyết áp cho bệnh nhân nếu huyết áp vẫn thấp khi đã bù đủ dịch.

  • Điều trị chống phù não: hầu hết bệnh nhân suy gan cấp giai đoạn III và IV có phù não. Nguyên nhân chính của tử vong do suy gan cấp là do chết não liên quan đến phù não. Bên cạnh các biện pháp như trên, cần sử dụng: truyền tĩnh mạch Manitol 20% 0,5g/kg trong 15 phút, lặp lại nếu áp lực thẩm thấu nhỏ hơn 320 mosm/l. Truyền dung dịch muối NaCl 3% để duy trì nồng độ natri máu 145 - 155 mmol/l. Theo dõi và kiểm soát áp lực nội sọ, đảm bảo áp lực tưới máu não từ 50 - 80 mmHg và áp lực nội sọ dưới 25mmHg. Khi bệnh nhân co giật, kích thích và đau, sử dụng thuốc an thần nên sử dụng Pentobarbital (liều ban đầu là 3 - 5mg/kg, sau đó duy trì liều 1 - 3 mg/kg/giờ). 

  • Dự phòng chảy máu đường tiêu hóa: sử dụng thuốc kháng H2 liều cao hoặc thuốc ức chế bơm proton.

  • Theo dõi và điều chỉnh thăng bằng toan kiềm, rối loạn nước và điện giải, cân bằng dịch vào và ra.

  • Truyền dung dịch glucose 10% hoặc 20% để cung cấp glucose cho bệnh nhân. Truyền liên tục và theo dõi đường huyết theo giờ để tránh hạ đường huyết cũng như tăng đường huyết dẫn tới tăng áp lực nội sọ.

  • Điều trị rối loạn đông máu: truyền tiểu cầu, plasma tươi, yếu tố tủa khi bệnh nhân có xuất huyết tự phát, hoặc khi làm thủ thuật xâm lấn cho bệnh nhân có INR > 1,5, tiểu cầu < 50.000; fibrinogen < 100mg/dl. Tiêm tĩnh mạch vitamin K 10mg để dự phòng chảy máu.

  • Dinh dưỡng: ưu tiên dinh dưỡng đường miệng, đảm bảo 0,5 - 1g protein/kg/ngày, 35 - 40 Kcal/kg/ngày.

  • Sử dụng kháng sinh: khi có bằng chứng nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh toàn thân cho bệnh nhân. Có thể dùng kháng sinh diệt khuẩn đường ruột chọn lọc như Rifampicin, Neomycin. 

  • Thuốc nhuận tràng: Duphalac, Sorbitol.

3.2. Các biện pháp điều trị lọc máu hỗ trợ gan ngoài cơ thể
  • Các biện pháp lọc máu giúp loại bỏ các chất độc sinh ra trong chuyển hóa, nâng đỡ gan và các cơ quan khác trong khi chờ tế bào gan hồi phục hoặc chờ ghép gan.

  • Lọc máu liên tục tĩnh mạch - tĩnh mạch hoặc thẩm tách được chỉ định cho bệnh nhân suy gan cấp có kèm theo suy thận cấp.

Viêm gan cấp Cách điều trị

Lọc máu liên tục

  • Thay huyết tương: nên thực hiện sớm khi bệnh nhân có biểu hiện của hội chứng não gan ở giai đoạn I , II.

  • Gan nhân tạo (liệu pháp hấp phụ phân tử tái tuần hoàn – MARS): hỗ trợ chức năng khử độc của gan. Nhờ đó huyết tương được làm sạch trong khoảng thời gian chờ tế bào gan hồi phục chức năng hoặc chờ phẫu thuật ghép gan.

3.3. Điều trị theo nguyên nhân
  • Ngộ độc Paracetamol (và suy gan nhiễm độc cấp tính khác): dùng N-acetylcysteine liều  ban đầu 140mg/kg, sau đó mỗi 4 giờ dùng một liều 70 mg/kg /lần (17 liều).

  • Bệnh lý tự miễn dịch: corticoid.

  • Thuốc kháng virus: nếu viêm gan do vi rút.

3.4. Ghép gan

Nếu bệnh nhân có chỉ định ghép gan, cần liên hệ với các đơn vị có thể thực hiện ghép gan trong quá trình hồi sức cho bệnh nhân.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 08/05/2023 00:05