Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Trĩ bằng cách nào?
1. Chẩn đoán xác định
Nội soi hậu môn trực tràng để chẩn đoán xác định.
Xác định các kiểu trĩ:
-
Trĩ ngoại: búi trĩ nằm ở vị trí dưới đường lược, lòi ra khỏi ống hậu môn. Nhìn ngoài thấy búi trĩ. Người bệnh có thể phát hiện ngay được búi trĩ lộ ra ngoài bằng cách quan sát hoặc sờ vào vùng da ngay hậu môn. Trĩ ngoại có các biểu hiện đau rát khi đi nặng và có ra máu. Trĩ ngoại sẽ chịu nhiều tổn thương hơn do bị tiếp xúc nhiều với quần áo hoặc khi ngồi.
Trĩ ngoại có búi trĩ lộ ra ngoài có thể quan sát hoặc sờ thấy ngay hậu môn
-
Trĩ nội: là cấp độ trĩ nhẹ, các búi trĩ nằm ở vị trí trên đường lược. Trĩ nội thường có 3 búi trĩ nằm ở vị trí 11 giờ, 5 giờ và 2 giờ. Khác với trĩ ngoại, trĩ nội không thể quan sát trực tiếp hoặc nhận biết sớm. Khi có nhiều búi trĩ và các búi trĩ liên tiếp nhau được gọi là trĩ vòng.
-
Ngoài ra còn có thể trĩ hỗn hợp: trĩ nội - ngoại kết hợp.
2. Phân độ bệnh trĩ
-
Trĩ nội độ I: các tĩnh mạch giãn cương to, tụ lại, đội niêm mạc phồng lên vào trong lòng trực tràng, khi rặn không lòi ra ngoài (trĩ lồi lên và không sa).
-
Trĩ nội độ II: các tĩnh mạch giãn nhiều hơn ở độ I tạo thành các búi sa. Các búi trĩ sa ra ở hậu môn khi rặn và tự co lên.
-
Trĩ nội độ III: chỉ cần rặn nhẹ là các búi trĩ sa ra ngoài không tự co lên được phải đẩy lên bằng tay.
-
Trĩ độ IV: búi trĩ to luôn sa ra ngoài không đẩy lên được (sa mạn tính, giảm sa bằng tay không hiệu quả).
3. Chẩn đoán phân biệt bệnh trĩ
-
Ung thư ống hậu môn: phân có lẫn máu đỏ tươi, đau rát nhiều ở hậu môn, đau liên tục, đau tăng khi đại tiện, luôn có cảm giác mót rặn. Hình dạng phân thay đổi: phân có khuôn dẹt. Khám hậu môn bằng phương pháp soi ống hậu môn: phát hiện có sự xuất hiện của khối u sùi loét.
-
Sa trực tràng
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.