Biện pháp trị Trĩ và phác đồ điều trị Bệnh Trĩ là gì?
1. Điều trị nội khoa
Thay đổi lối sống: Tránh lao động thường xuyên ở tư thế ngồi hay đứng lâu. Nếu làm việc văn phòng hay các công việc yêu cầu ngồi một chỗ quá lâu thì nên đứng dậy đi lại mỗi 30 phút một lần.
Hạn chế tối đa hoặc không sử dụng rượu, bia, thuốc lá. Không ăn đồ cay và nóng.
Ăn nhiều rau quả tươi và chất xơ bao gồm các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc để tránh tối đa hiện tượng táo bón và uống nhiều nước (2 lít nước mỗi ngày).
Ăn nhiều rau quả tươi và chất xơ, uống nhiều nước để tránh tối đa hiện tượng táo bón.
Khi có táo bón sử dụng các thuốc nhuận tràng tăng tạo khối lượng phân, nhuận tràng thẩm thấu. Tránh dùng nhóm thuốc nhuận tràng kích thích.
Luyện tập thói quen đi nặng vào khung giờ nhất định. Không nhịn đi đại tiện, không ngồi bồn cầu lâu. Tránh việc rặn khi đi đại tiện
Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng như mang vác nặng hoặc tập tạ.
2. Các phương pháp điều trị trĩ nội
-
Biện pháp được sử dụng nhiều nhất là thắt búi trĩ bằng vòng cao su: do thủ thuật đơn giản và giá thành rẻ. Biện pháp này có hiệu quả đối với trĩ nội độ I – II chảy máu, trĩ độ III có thể chỉ định khi búi đơn độc. Tác dụng không mong muốn: Bệnh nhân cảm thấy đau sau thắt, đau hậu môn, chảy máu sau thắt, bao gồm cả loét (do thắt vào cả vùng da lành).
-
Sau thắt búi trĩ khoảng 2-3 ngày búi trĩ tự rụng, sau 10 – 14 ngày tiến hành các đợt điều trị tiếp theo.
-
Thắt búi trĩ bằng phương pháp CRH O’Regan: cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tái phát
-
Ngoài ra có phương pháp laser. Tuy nhiên ít được sử dụng do hiệu quả đạt được không cao mà tác dụng không mong muốn lại nhiều.
3. Điều trị bằng thuốc:
-
Sử dụng thuốc tăng cường sức bền của hệ tĩnh mạch: tăng cường sức bền mạch máu, làm giảm tính căng giãn và ứ trệ của tĩnh mạch: Ginkor Fort, Daflon.
-
Sử dụng thuốc bôi hay viên đặt tác dụng tại chỗ: là thuốc hỗ trợ giúp tăng trương lực tĩnh mạch và giảm đau do một số thuốc có bổ sung thêm Lidocain: Titanorein, Proctolog...
4. Điều trị ngoại khoa
Trong các trường hợp: Trĩ chảy máu nhiều, trĩ ngoại, trĩ nội ngoại kết hợp, khi các phương pháp điều trị nội khoa không kết quả, trĩ có một số biến chứng: trĩ ở mức độ 3-4, huyết khối trĩ, trĩ nghẹt.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.