Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tiêu hóa » Trĩ

Trĩ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Trĩ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Trĩ. Phân loại Bệnh Trĩ có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Trĩ bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Trĩ, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Trĩ. Và những điều cần biết khác về Trĩ. Tìm hiểu xem Bệnh Trĩ có nguy hiểm không? Trĩ có lây không? Trĩ có di truyền không?

Trĩ

Trĩ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Trĩ

Trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ là hiện tượng các mạch máu bao gồm các tĩnh mạch vùng hậu môn căng to/tăng áp lực dẫn đến dễ chảy máu. Là bệnh thường gặp, gặp nhiều ở người lao động tĩnh tại, táo bón kéo dài thường xuyên phải rặn mạnh. Hoặc việc tăng áp lực tĩnh mạch hậu môn có thể do thai nghén, thường xuyên mang vác nặng. Khi tuổi cao, cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.

Trĩ là bệnh gì?

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Trĩ là gì?

Triệu chứng ban đầu là ngứa hậu môn khi búi trĩ chưa phát triển lớn.

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ là đi ngoài ra máu đỏ tươi: xuất hiện sau các đợt táo bón kéo dài, phải rặn nhiều khi đi nặng. Mức độ chảy máu tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Có người chảy nhiều nhưng cũng có người chảy ít. Máu thường chảy thành giọt hoặc tia có thể thấy trong bồn cầu hoặc chỉ thấy máu chảy ra khi chùi bằng giấy. Máu thường chảy sau khi đi đại tiện, máu và phân không hòa lẫn vào với nhau. Lưu ý hiện tượng chảy máu phổ biến trong cả ung thư đại tràng và bệnh trĩ nội. Vì thế cần phải thăm khám trực tiếp và chẩn đoán xác định bệnh.

Trĩ Triệu chứng

Đi ngoài ra máu đỏ tươi và đau rát là triệu chứng phổ biến ở người bị bệnh trĩ

Cảm giác đau rát, căng tức khó chịu ở hậu môn. Hậu môn sưng đau. Trĩ lâu ngày không điều trị sẽ bị sưng to, đôi khi để lại nhiều biến chứng làm các cảm giác khó chịu hậu môn tăng lên: ngứa ngáy khó chịu và có thể chảy dịch.

Thăm khám hậu môn trực tràng: Nhìn ngoài: có thể thấy búi trĩ to sa ra ngoài ống hậu môn hoặc bảo bệnh nhân rặn thấy búi trĩ to lôi ra ngoài.

Nghẹt búi trĩ: các búi trĩ sưng căng to, bị sa ra ngoài và không thể tự đẩy lên bằng ta. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau khó chịu, càng cố đẩy lên càng đau, gây rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt cá nhân.

Huyết khối búi trĩ: Búi trĩ sưng to trong có cục máu đông do tình trạng tắc mạch búi trĩ. Trĩ to nhanh có máu đông đọng bên trong nên rất đau đôi khi có cảm giác sốt.

Bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu khi ngồi ghế hoặc nằm ngửa.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Trĩ bằng cách nào?

1. Chẩn đoán xác định

Nội soi hậu môn trực tràng để chẩn đoán xác định.

Xác định các kiểu trĩ:

  • Trĩ ngoại: búi trĩ nằm ở vị trí dưới đường lược, lòi ra khỏi ống hậu môn. Nhìn ngoài thấy búi trĩ. Người bệnh có thể phát hiện ngay được búi trĩ lộ ra ngoài bằng cách quan sát hoặc sờ vào vùng da ngay hậu môn. Trĩ ngoại có các biểu hiện đau rát khi đi nặng và có ra máu. Trĩ ngoại sẽ chịu nhiều tổn thương hơn do bị tiếp xúc nhiều với quần áo hoặc khi ngồi.

Trĩ Xét nghiệm và chẩn đoán

Trĩ ngoại có búi trĩ lộ ra ngoài có thể quan sát hoặc sờ thấy ngay hậu môn

  • Trĩ nội: là cấp độ trĩ nhẹ, các búi trĩ nằm ở vị trí trên đường lược. Trĩ nội thường có 3 búi trĩ nằm ở vị trí 11 giờ, 5 giờ và 2 giờ. Khác với trĩ ngoại, trĩ nội không thể quan sát trực tiếp hoặc nhận biết sớm. Khi có nhiều búi trĩ và các búi trĩ liên tiếp nhau được gọi là trĩ vòng.

  • Ngoài ra còn có thể trĩ hỗn hợp: trĩ nội - ngoại kết hợp.

2.  Phân độ bệnh trĩ

  • Trĩ nội độ I: các tĩnh mạch giãn cương to, tụ lại, đội niêm mạc phồng lên vào trong lòng trực tràng, khi rặn không lòi ra ngoài (trĩ lồi lên và không sa).

  • Trĩ nội độ II: các tĩnh mạch giãn nhiều hơn ở độ I tạo thành các búi sa. Các búi trĩ sa ra ở hậu môn khi rặn và tự co lên.

  • Trĩ nội độ III: chỉ cần rặn nhẹ là các búi trĩ sa ra ngoài không tự co lên được phải đẩy lên bằng tay.

  • Trĩ độ IV: búi trĩ to luôn sa ra ngoài không đẩy lên được (sa mạn tính, giảm sa bằng tay không hiệu quả).

3. Chẩn đoán phân biệt bệnh trĩ

  • Ung thư ống hậu môn: phân có lẫn máu đỏ tươi, đau rát nhiều ở hậu môn, đau liên tục, đau tăng khi đại tiện, luôn có cảm giác mót rặn. Hình dạng phân thay đổi: phân có khuôn dẹt. Khám hậu môn bằng phương pháp soi ống hậu môn: phát hiện có sự xuất hiện của khối u sùi loét.

  • Sa trực tràng

Biện pháp trị Trĩ và phác đồ điều trị Bệnh Trĩ là gì?

1. Điều trị nội khoa

Thay đổi lối sống: Tránh lao động thường xuyên ở tư thế ngồi hay đứng lâu. Nếu làm việc văn phòng hay các công việc yêu cầu ngồi một chỗ quá lâu thì nên đứng dậy đi lại mỗi 30 phút một lần.

Hạn chế tối đa hoặc không sử dụng rượu, bia, thuốc lá. Không ăn đồ cay và nóng.

Ăn nhiều rau quả tươi và chất xơ bao gồm các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc để tránh tối đa hiện tượng táo bón và uống nhiều nước (2 lít nước mỗi ngày).

Trĩ Cách điều trị

Ăn nhiều rau quả tươi và chất xơ, uống nhiều nước để tránh tối đa hiện tượng táo bón.

Khi có táo bón sử dụng các thuốc nhuận tràng tăng tạo khối lượng phân, nhuận tràng thẩm thấu. Tránh dùng nhóm thuốc nhuận tràng kích thích.

Luyện tập thói quen đi nặng vào khung giờ nhất định. Không nhịn đi đại tiện, không ngồi bồn cầu lâu. Tránh việc rặn khi đi đại tiện

Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng như mang vác nặng hoặc tập tạ.

2. Các phương pháp điều trị trĩ nội

  • Biện pháp được sử dụng nhiều nhất là thắt búi trĩ bằng vòng cao su: do thủ thuật đơn giản và giá thành rẻ. Biện pháp này có hiệu quả đối với trĩ nội độ I – II chảy máu, trĩ độ III có thể chỉ định khi búi đơn độc. Tác dụng không mong muốn: Bệnh nhân cảm thấy đau sau thắt, đau hậu môn, chảy máu sau thắt, bao gồm cả loét (do thắt vào cả vùng da lành).

  • Sau thắt búi trĩ khoảng 2-3 ngày búi trĩ tự rụng, sau 10 – 14 ngày tiến hành các đợt điều trị tiếp theo.

  • Thắt búi trĩ bằng phương pháp CRH O’Regan: cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tái phát

  • Ngoài ra có phương pháp laser. Tuy nhiên ít được sử dụng do hiệu quả đạt được không cao mà tác dụng không mong muốn lại nhiều.

3. Điều trị bằng thuốc:

  • Sử dụng thuốc tăng cường sức bền của hệ tĩnh mạch: tăng cường sức bền mạch máu, làm giảm tính căng giãn và ứ trệ của tĩnh mạch: Ginkor Fort, Daflon.

  • Sử dụng thuốc bôi hay viên đặt tác dụng tại chỗ: là thuốc hỗ trợ giúp tăng trương lực tĩnh mạch và giảm đau do một số thuốc có bổ sung thêm Lidocain: Titanorein, Proctolog...

4. Điều trị ngoại khoa

Trong các trường hợp: Trĩ chảy máu nhiều, trĩ ngoại, trĩ nội ngoại kết hợp, khi các phương pháp điều trị nội khoa không kết quả, trĩ có một số biến chứng: trĩ ở mức độ 3-4, huyết khối trĩ, trĩ nghẹt.

Biến chứng của Bệnh Trĩ?

  • Thiếu máu: Dấu hiệu thiếu máu có thể gặp chỉ ở các trường hợp trĩ có chảy máu. Do chảy máu khi đi nặng và chảy máu nhiều hơn bị bệnh ngày càng chuyển nặng. Đối với những bệnh nhân bị trĩ lâu ngày chuyển biến thành mạn tính sẽ có các triệu chứng của bệnh thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi. Ở bệnh nhân khi đi nặng chảy máu nhiều, và trong nhiều ngày liên tiếp không được điều trị có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng đôi khi cần phải truyền máu.

  • Trĩ sa nghẹt: sưng to, căng đỏ và thò ra ngoài hậu môn. Tình trạng búi trĩ thò ra ngoài hậu môn có thể gây tắc mạch máu gây hoại tử búi trĩ kéo theo biến chứng nhiễm trùng máu.

  • Tắc mạch hình thành khi mạch máu tạo ra cục máu đông tại búi trĩ. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau hơn và tình trạng bệnh chuyển nặng nhanh hơn.

Biến chứng của Bệnh Trĩ?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 08/11/2023 01:38