
Trào ngược dạ dày là bệnh gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hay GERD, là một chứng rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến cơ vòng giữa thực quản và dạ dày. Biểu hiện bằng việc dịch dạ dày trào ngược lên thực quản quá mức gây ra triệu chứng có hoặc không đi kèm các tổn thương niêm mạc thực quản. Nếu mắc bệnh này, có thể bị ợ nóng hoặc khó tiêu do acid. Trong hầu hết các trường hợp, có thể giảm bớt các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản thông qua thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Nhưng trong một số trường hợp có thể cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
GERD là chứng rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến cơ vòng giữa thực quản và dạ dày
Nguyên nhân nào gây Bệnh Trào ngược dạ dày?
Trào ngược acid gây ra bởi sự suy yếu hoặc giãn của cơ thắt thực quản dưới (van). Nếu nó giãn ra khi không cần thiết, các chất trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Trào ngược dạ dày là gì?
Những người khác nhau bị ảnh hưởng bởi GERD theo những cách khác nhau.
-
Ợ nóng: là cảm giác nóng rát khó chịu hoặc đau ở ngực có thể lan lên cổ và cổ họng. Cảm giác nóng rát vùng ngực thường xuất hiện nhiều về đêm. Tăng lên khi ăn hoặc nằm ngay sau khi ăn xong, cúi gập người, ép bụng…
Ợ nóng là triệu chứng đặc trưng của trào ngược dạ dày thực quản
-
Trào ngược (thức ăn trào ngược vào miệng từ thực quản).
-
Ho.
-
Tức ngực: có cảm giác đau co thắt vùng ngực, lồng ngực như bị đè ép, khó thở.
Bệnh nhân có cảm giác đau co thắt vùng ngực, lồng ngực như bị đè ép, khó thở
-
Có vấn đề với nuốt đồ ăn: Bệnh nhân cảm thấy khó nuốt
-
Nôn mửa.
-
Đau họng và khàn tiếng.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gặp các triệu chứng tương tự của GERD, cũng như:
-
Các đợt nôn mửa thường xuyên.
-
Trẻ sơ sinh và nhũ nhi quấy khóc nhiều, không muốn ăn.
-
Khó thở (thở khác).
-
Thường xuyên có vị chua của acid, nhất là khi nằm.
-
Khàn cổ họng.
-
Hôi miệng.
-
Khó ngủ
Các triệu chứng của GERD có thể làm tổn thương niêm mạc cổ họng, đường thở và phổi, gây khó thở và gây ho dai dẳng, điều này có thể gợi ý mối liên hệ tới bệnh hen suyễn.
Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Trào ngược dạ dày bằng cách nào?
Các xét nghiệm GERD bao gồm:
-
Nội soi và sinh thiết đường tiêu hóa trên: đưa một ống nội soi (một ống dài có gắn đèn) qua miệng và cổ họng để quan sát lớp niêm mạc của đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày và tá tràng). Lấy một mẩu mô nhỏ (sinh thiết) để kiểm tra GERD hoặc các vấn đề khác.
-
Chụp X-quang đường tiêu hóa trên: X-quang đường tiêu hóa trên cho thấy bất kỳ vấn đề nào liên quan đến GERD. Uống bari, một chất lỏng di chuyển qua đường tiêu hóa khi chụp X-quang.
-
Theo dõi pH và trở kháng thực quản và theo dõi pH thực quản không dây Bravo: Cả hai xét nghiệm này đều đo mức độ pH trong thực quản. Chèn một ống mỏng qua mũi hoặc miệng vào dạ dày. Sau đó, ghi lại độ pH của khi ăn và ngủ bình thường. Người bệnh sẽ đeo máy theo dõi trở kháng và pH thực quản trong 24 giờ trong khi hệ thống Bravo được đeo trong 48 giờ.
-
Nhân trắc học thực quản: Nhân trắc học kiểm tra chức năng của cơ vòng thực quản dưới và các cơ thực quản để di chuyển thức ăn bình thường từ thực quản đến dạ dày. Chèn một ống linh hoạt nhỏ có cảm biến vào mũi, những cảm biến này đo sức mạnh của cơ vòng, cơ bắp và sự co thắt khi người bệnh nuốt.

Biện pháp trị Trào ngược dạ dày và phác đồ điều trị Bệnh Trào ngược dạ dày là gì?
1. Thay đổi lối sống
-
Tư vấn bệnh nhân bắt đầu điều trị bằng việc thay đổi lối sống:
-
Tránh những đồ ăn nóng, chua, cay, có tính kích thích
-
Ăn chậm, nhai kỹ. Không vội nằm ngay sau khi ăn.
-
Bỏ hút thuốc. Thư giãn và giảm stress
-
Duy trì cân nặng hợp lý
2. Điều trị bằng thuốc
Nhiều loại thuốc không cần kê đơn và kê đơn giúp làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày – thực quản. Các loại thuốc GERD phổ biến nhất:
-
Thuốc kháng acid (giúp giảm đau nhanh bằng cách trung hòa acid dịch dạ dày) thường dùng là thuốc có chứa các muối nhôm (carbonat, hydroxyd, phosphat) và các muối magnesi như Maalox, Gastropulgite, Alusi...
-
Thuốc chẹn thụ thể H-2 (làm giảm sản xuất acid) bao gồm Ranitidine, Zantac, Tagamet...
-
Thuốc ức chế bơm proton (thuốc chẹn acid mạnh hơn cũng giúp chữa lành mô thực quản bị tổn thương) bao gồm: Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Lansoprazole, Dexlansoprazole…
3. Phẫu thuật để điều trị GERD
-
GERD thường được quản lý bằng thuốc và thay đổi lối sống (như thói quen ăn uống). Nếu những cách này không hiệu quả hoặc nếu không thể dùng thuốc trong thời gian dài, thì phẫu thuật có thể là một giải pháp.
-
Phẫu thuật nội soi chống trào ngược là phương pháp điều trị phẫu thuật tiêu chuẩn. Đó là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu giúp khắc phục tình trạng trào ngược acid bằng cách tạo ra một cơ chế van mới ở đáy thực quản, quấn phần trên của dạ dày xung quanh phần dưới của thực quản. Điều này củng cố cơ vòng thực quản dưới để thức ăn không trào ngược trở lại thực quản.
-
Cấy thiết bị LINX là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu khác. Thiết bị LINX là một vòng nam châm nhỏ đủ mạnh để giữ cho điểm nối giữa dạ dày và thực quản đóng lại với acid trào ngược.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.