Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tiêu hóa » Lồng ruột

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Lồng ruột là gì?

Dấu hiệu bất thường, biểu hiện và những triệu chứng của Bệnh Lồng ruột là gì? Cách phân biệt được chính xác biểu hiện của người bị Bệnh Lồng ruột với các bệnh lý khác có dấu hiệu bệnh tương tự. Dấu hiệu sớm của Bệnh Lồng ruột theo từng giai đoạn bệnh khác nhau như thế nào? Bệnh Lồng ruột chia thành các giai đoạn bệnh nào? Hiện tượng bất thường, triệu chứng-dấu hiệu nhận biết và các biểu hiện Lồng ruột của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao?

Lồng ruột

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Lồng ruột là gì?

1. Triệu chứng sớm

  • Đau bụng cơn: đột ngột, dữ dội. Biểu hiện: bệnh nhân khóc thét từng cơn, mỗi cơn kéo dài 3-10 phút, ưỡn người. Sau cơn đau, bệnh nhân ngủ thiếp đi vì mệt. Khi thức dậy, trẻ có thể bú một ít rồi lên cơn đau tiếp theo, thời gian gian giữa hai cơn đau khoảng từ 15 - 30 phút. 

Lồng ruột Triệu chứng

Trẻ khóc thét từng cơn khi bị lồng ruột

  • Nôn: Thường xuất hiện sau cơn đau đầu tiên, chất nôn là sữa hoặc thức ăn vừa ăn vào. Bệnh nhân có thể nôn ra dịch mật nếu thời gian bị lồng ruột đã kéo dài.

Lồng ruột Triệu chứng

Nôn là một trong những triệu chứng của lồng ruột

  • Đi ngoài ra máu: Trung bình 6-8 giờ sau cơn khóc đầu tiên có thể phân lẫn máu hoặc có chất nhầy lẫn máu. Đi ngoài máu sớm thể hiện lồng chặt.

  • Thăm khám: sờ thấy khối lồng hình quai ruột nằm theo khung đại tràng (ở dưới bờ sườn phải hoặc ngang trên rốn hoặc sang tới dưới bờ sườn trái, hố chậu trái). Bệnh nhân thường đau khi ấn vào khối lồng. Phải khám nhẹ nhàng khi bệnh nhân nằm yên, ngoài cơn đau để tìm được khối lồng. Hố chậu phải rỗng: Chỉ thấy khi bệnh nhân đến sớm và ít có giá trị. Thăm trực tràng: Có thể có máu theo tay, có thể thấy đầu khối lồng, bóng trực tràng rỗng.

2. Triệu chứng muộn

Là một bệnh cảnh tắc ruột rõ hoặc viêm phúc mạc có đi ngoài ra máu với các triệu chứng:

  • Cơn khóc kéo dài, tuy nhiên ít dữ dội hơn.

  • Nôn ra nước mật, nước phân.

  • Đi ngoài máu nâu đen nhiều lần.

  • Dấu hiệu mất nước, nhiễm trùng, nhiễm độc: Môi khô, mắt trũng, sốt cao, lờ đờ, tím tái…

  • Khám: Bụng trướng, khó sờ được khối lồng. Khám có thể thấy dấu hiệu quai ruột nổi, rắn bò. Trong trường hợp viêm phúc mạc có thể thầy dấu hiệu cảm ứng phúc mạc. Thăm trực tràng: Có máu nâu đen, có thể sờ được đầu khối lồng.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 19/05/2023 05:28