Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tiêu hóa » Lồng ruột

Biện pháp trị Lồng ruột và phác đồ điều trị Bệnh Lồng ruột là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Lồng ruột là gì? Có mấy phác đồ điều trị Lồng ruột? Bệnh Lồng ruột chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Lồng ruột? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Lồng ruột của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Lồng ruột thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Lồng ruột là tốt nhất? Để trị Lồng ruột thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Lồng ruột thì có phải phẫu thuật hay không?

Lồng ruột

Biện pháp trị Lồng ruột và phác đồ điều trị Bệnh Lồng ruột là gì?

1. Tháo lồng bằng phương pháp bơm hơi

  • Phương tiện theo dõi: dưới màn huỳnh quang tăng sáng hoặc siêu âm.

  • Chỉ định: Đến sớm < 48 giờ, chưa có dấu hiệu viêm phúc mạc.

  • Kỹ thuật: Tiền mê hoặc gây mê. Tiến hành bơm hơi áp lực 90 mmHg ở trẻ nhỏ và 100-110 mmHg ở trẻ lớn. Theo dõi trên lâm sàng, dưới màn huỳnh quang hoặc siêu âm.

  • Theo dõi sau tháo lồng: Bình thường: Sau tháo lồng trẻ bú tốt, không nôn, sau 6-8 giờ đi ngoài phân vàng. Phát hiện các biến chứng: tháo chưa hết, sốt cao, vỡ ruột...

  • Chăm sóc sau tháo lồng: Sau tháo lồng, trẻ hết nôn, có thể cho trẻ uống nước đường, sau đó uống sữa. Trường hợp trẻ còn nôn, đặt sonde dạ dày giảm áp dịch và hơi trong đường tiêu hoá, nhịn ăn uống và truyền dịch. Thời gian nằm viện 12-48 giờ. Sau thủ thuật 24 giờ, thực hiện siêu âm ổ bụng kiểm tra.

2. Tháo lồng bằng phương pháp mổ

Hiện nay, có hai phương pháp tiếp cận phẫu thuật trong xử trí khối lồng: phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở. Lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào phẫu thuật viên, gây mê hồi sức và từng trường hợp cụ thể.

Chỉ định mổ tháo lồng khi:

  • Tháo lồng bằng phương pháp bơm hơi không có kết quả.

  • Đến muộn > 48 giờ.

  • Có dấu hiệu viêm phúc mạc.

Chăm sóc sau mổ:

  • Ống thông dạ dày, truyền dịch, kháng sinh.

  • Phát hiện các biến chứng sau mổ: chảy máu, tắc bục miệng nối...

Biện pháp trị Lồng ruột và phác đồ điều trị Bệnh Lồng ruột là gì?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 03/11/2023 21:21