Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tiêu hóa » Lồng ruột

Lồng ruột là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Lồng ruột là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Lồng ruột. Phân loại Bệnh Lồng ruột có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Lồng ruột bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Lồng ruột, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Lồng ruột. Và những điều cần biết khác về Lồng ruột. Tìm hiểu xem Bệnh Lồng ruột có nguy hiểm không? Lồng ruột có lây không? Lồng ruột có di truyền không?

Lồng ruột

Lồng ruột là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Lồng ruột

Lồng ruột là bệnh gì?

Lồng ruột là hiện tượng đoạn ruột chui vào lòng của đoạn ruột kế cận, thường là lồng ruột theo chiều nhu động, ít gặp thể bệnh đoạn ruột dưới lồng vào đoạn trên. Tùy theo diễn biến, lồng ruột chia làm ba loại: cấp, bán cấp, mạn tính. Một số rất ít trường hợp lồng ruột tự tháo, còn tất cả các trường hợp cần phát hiện và điều trị sớm. Nếu không xử lý sẽ dẫn đến hoại tử ruột (do mạc treo bị cổ khối lồng thắt nghẹt), dẫn tới viêm phúc mạc và tử vong.

  • Tỷ lệ mắc bệnh: 1,57 - 4/1000.

  • Tuổi: gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 4 - 8 tháng.

  • Giới tính: nam/nữ = 3/2 — 2/1.

  • Thể trạng và chế độ ăn: Hay gặp ở trẻ bụ bẫm, bú sữa mẹ.

  • Thời tiết: Hay gặp nhiều bệnh nhân vào mùa đông xuân.

  • Yếu tố bệnh lý: lồng ruột xuất hiện sau tiêu chảy, viêm nhiễm đường hô hấp.

Lồng ruột là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây Bệnh Lồng ruột?

Nguyên nhân cụ thể: Thường gặp ở trẻ lớn, tỷ lệ 2-8%:

  • Nguyên nhân hay gặp: Túi thừa Meckel

  • Polyp hồi tràng, manh tràng, đại tràng.

  • U máu, các khối u ác tính trong lòng ruột. 

  • Ruột đôi ở góc hồi manh tràng.

  • Nhân tụy lạc chỗ.

Nguyên nhân không rõ ràng chiếm hơn 90%. Có hai giả thuyết chính về bệnh:

  • Thuyết siêu vi trùng: Siêu vi trùng gây viêm hạch mạc treo, dẫn tới rối loạn các phản xạ thần kinh thực vật, thay đổi nhu động ruột gây lồng ruột cấp.

  • Thuyết giải phẫu: Từ 4-12 tháng: manh tràng phát triển to nhanh hơn nhiều so với hồi tràng. Dẫn tới sự khác nhau về nhu động giữa hồi tràng và manh tràng gây ra lồng ruột, hay gặp ở vùng hồi - manh tràng.

Nguyên nhân nào gây Bệnh Lồng ruột?

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Lồng ruột là gì?

1. Triệu chứng sớm

  • Đau bụng cơn: đột ngột, dữ dội. Biểu hiện: bệnh nhân khóc thét từng cơn, mỗi cơn kéo dài 3-10 phút, ưỡn người. Sau cơn đau, bệnh nhân ngủ thiếp đi vì mệt. Khi thức dậy, trẻ có thể bú một ít rồi lên cơn đau tiếp theo, thời gian gian giữa hai cơn đau khoảng từ 15 - 30 phút. 

Lồng ruột Triệu chứng

Trẻ khóc thét từng cơn khi bị lồng ruột

  • Nôn: Thường xuất hiện sau cơn đau đầu tiên, chất nôn là sữa hoặc thức ăn vừa ăn vào. Bệnh nhân có thể nôn ra dịch mật nếu thời gian bị lồng ruột đã kéo dài.

Lồng ruột Triệu chứng

Nôn là một trong những triệu chứng của lồng ruột

  • Đi ngoài ra máu: Trung bình 6-8 giờ sau cơn khóc đầu tiên có thể phân lẫn máu hoặc có chất nhầy lẫn máu. Đi ngoài máu sớm thể hiện lồng chặt.

  • Thăm khám: sờ thấy khối lồng hình quai ruột nằm theo khung đại tràng (ở dưới bờ sườn phải hoặc ngang trên rốn hoặc sang tới dưới bờ sườn trái, hố chậu trái). Bệnh nhân thường đau khi ấn vào khối lồng. Phải khám nhẹ nhàng khi bệnh nhân nằm yên, ngoài cơn đau để tìm được khối lồng. Hố chậu phải rỗng: Chỉ thấy khi bệnh nhân đến sớm và ít có giá trị. Thăm trực tràng: Có thể có máu theo tay, có thể thấy đầu khối lồng, bóng trực tràng rỗng.

2. Triệu chứng muộn

Là một bệnh cảnh tắc ruột rõ hoặc viêm phúc mạc có đi ngoài ra máu với các triệu chứng:

  • Cơn khóc kéo dài, tuy nhiên ít dữ dội hơn.

  • Nôn ra nước mật, nước phân.

  • Đi ngoài máu nâu đen nhiều lần.

  • Dấu hiệu mất nước, nhiễm trùng, nhiễm độc: Môi khô, mắt trũng, sốt cao, lờ đờ, tím tái…

  • Khám: Bụng trướng, khó sờ được khối lồng. Khám có thể thấy dấu hiệu quai ruột nổi, rắn bò. Trong trường hợp viêm phúc mạc có thể thầy dấu hiệu cảm ứng phúc mạc. Thăm trực tràng: Có máu nâu đen, có thể sờ được đầu khối lồng.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Lồng ruột bằng cách nào?

1. X quang bụng không chuẩn bị

Ít có giá trị chẩn đoán, có vai trò trong phát hiện các biến chứng lồng ruột.

  • Hình khối mờ hạ sườn phải.

  • Không có hơi ở manh tràng.

  • Mức nước - hơi.

  • Liềm hơi (khi khối lồng hoại tử thủng).

2. Chụp X quang đại tràng

Thường gặp các hình ảnh của lồng ruột khi chụp X quang quanh đại tràng:

  • Hình đáy chén.

  • Hình càng cua.

  • Hình cắt cụt.

3. Siêu âm ổ bụng

  • Là biện pháp đầu tay, đơn giản để chẩn đoán. 

Lồng ruột Xét nghiệm và chẩn đoán

Siêu âm ổ bụng là biện pháp đầu tay để chẩn đoán lồng ruột

  • Hình ảnh khối lồng: Cắt ngang: hình vòng bia, vòng tròn trong đậm âm, vòng tròn ngoài ít âm. Cắt dọc: hình bánh kẹp nhân (bánh Sandwich) hay hình “giả thận”, khối đậm âm ở giữa được viền quanh bởi một vành ít âm.

  • Vị trí khối lồng: đặc biệt khối lồng nằm ngoài khung đại tràng (lồng ruột non).

  • Đôi khi thấy được nguyên nhân gây lồng ruột: túi thừa Meckel, khối u,  búi giun...

Biện pháp trị Lồng ruột và phác đồ điều trị Bệnh Lồng ruột là gì?

1. Tháo lồng bằng phương pháp bơm hơi

  • Phương tiện theo dõi: dưới màn huỳnh quang tăng sáng hoặc siêu âm.

  • Chỉ định: Đến sớm < 48 giờ, chưa có dấu hiệu viêm phúc mạc.

  • Kỹ thuật: Tiền mê hoặc gây mê. Tiến hành bơm hơi áp lực 90 mmHg ở trẻ nhỏ và 100-110 mmHg ở trẻ lớn. Theo dõi trên lâm sàng, dưới màn huỳnh quang hoặc siêu âm.

  • Theo dõi sau tháo lồng: Bình thường: Sau tháo lồng trẻ bú tốt, không nôn, sau 6-8 giờ đi ngoài phân vàng. Phát hiện các biến chứng: tháo chưa hết, sốt cao, vỡ ruột...

  • Chăm sóc sau tháo lồng: Sau tháo lồng, trẻ hết nôn, có thể cho trẻ uống nước đường, sau đó uống sữa. Trường hợp trẻ còn nôn, đặt sonde dạ dày giảm áp dịch và hơi trong đường tiêu hoá, nhịn ăn uống và truyền dịch. Thời gian nằm viện 12-48 giờ. Sau thủ thuật 24 giờ, thực hiện siêu âm ổ bụng kiểm tra.

2. Tháo lồng bằng phương pháp mổ

Hiện nay, có hai phương pháp tiếp cận phẫu thuật trong xử trí khối lồng: phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở. Lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào phẫu thuật viên, gây mê hồi sức và từng trường hợp cụ thể.

Chỉ định mổ tháo lồng khi:

  • Tháo lồng bằng phương pháp bơm hơi không có kết quả.

  • Đến muộn > 48 giờ.

  • Có dấu hiệu viêm phúc mạc.

Chăm sóc sau mổ:

  • Ống thông dạ dày, truyền dịch, kháng sinh.

  • Phát hiện các biến chứng sau mổ: chảy máu, tắc bục miệng nối...

Biện pháp trị Lồng ruột và phác đồ điều trị Bệnh Lồng ruột là gì?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 08/11/2023 01:39