Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tiêu hóa » Bệnh lao ruột

Bệnh lao ruột là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Bệnh lao ruột là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Bệnh lao ruột. Phân loại Bệnh lao ruột có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh lao ruột bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh lao ruột, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh lao ruột. Và những điều cần biết khác về Bệnh lao ruột. Tìm hiểu xem Bệnh lao ruột có nguy hiểm không? Bệnh lao ruột có lây không? Bệnh lao ruột có di truyền không?

Bệnh lao ruột

Bệnh lao ruột là bệnh gì?

Bệnh lao ruột là bệnh do trực khuẩn lao gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Lao ruột là bệnh ít gặp nhưng nguy hiểm vì gặp nhiều khó khăn trong chẩn đoán, điều trị và tỷ lệ xảy ra biến chứng cao. Trong cơ thể, vi khuẩn lao thường ở dạng ngủ yên, khi bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch sẽ kích thích vi khuẩn lao hoạt động và gây ra lao ruột.

Bệnh lao ruột Là gì

Nguyên nhân nào gây Bệnh lao ruột?

1. Lao ruột nguyên phát

Vi khuẩn lao vào cơ thể người bằng đường tiêu hóa, sau đó sinh sôi ở ruột và lây lan sang các bộ phận khác. Vi khuẩn lao vào cơ thể người qua đường ăn uống, đặc biệt là dùng sữa bò tươi và chế phẩm từ sữa chứa trực khuẩn lao bò, tiêu thụ thực phẩm, nước uống chứa vi khuẩn lao, bú sữa mẹ mắc bệnh lao.

2. Lao ruột thứ phát

Thường gặp ở bệnh nhân đã bị mắc lao phổi, lao thực quản, lao màng bụng hay lao hầu họng. Vi khuẩn lao sẽ di chuyển qua đường tiêu hoá để vào đường ruột, phát triển và gây bệnh tại đây.  

Bệnh lao ruột Nguyên nhân

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh lao ruột là gì?

Giai đoạn đầu của bệnh lao ruột thường ít có triệu chứng rõ ràng và diễn biến âm thầm. Rất ít trường hợp phát hiện bệnh và đến cơ sở y tế để được thăm khám ở giai đoạn sớm. 

Triệu chứng cơ năng: chủ yếu là dấu hiệu bệnh lý đường tiêu hoá.

  • Buồn nôn, đau bụng từng khu vực hoặc toàn phần, vị trí đau nhiều nhất là ở hố chậu phải;

  • Rối loạn đại tiện: tiêu chảy liên tục và kéo dài, phân có thể có lẫn máu. Cũng có trường hợp bị táo bón hoặc tiêu chảy xen lẫn táo bón. Khi bệnh nhân bị loét ruột, tiêu chảy xuất hiện nhiều hơn.

  • Đầy hơi, sôi bụng nhẹ.

  • Đường ruột tắc nghẽn khiến sôi bụng và bụng đau quặn.

Triệu chứng toàn thân:

  • Sụt cân.

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

  • Sốt nhẹ, nhất là vào buổi chiều tối (giống với biểu hiện của các bệnh lao).

  • Đổ mồ hôi vào ban đêm.

Khi có các triệu chứng bất thường, nghi ngờ mắc lao ruột, nên đi khám để được chẩn đoán, phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh lao ruột Triệu chứng

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh lao ruột bằng cách nào?

  • Xét nghiệm máu: thiếu máu, bạch cầu lympho tăng cao, tốc độ lắng máu tăng là các dấu hiệu phổ biến để chẩn đoán bệnh lao. 

  • Nội soi tiêu hóa: là phương pháp có độ chính xác cao và thông dụng giúp chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm, phương pháp nội soi có thể có hoặc không có sinh thiết.

  • Chụp X-quang đại tràng cản quang (sau khi đã uống barium và thụt tháo bằng barium): cho phép đánh giá gián tiếp các bất thường của niêm mạc đại – trực tràng.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): giúp phát hiện các tổn thương đường tiêu hóa hoặc cơ quan khác nguyên nhân do lao. 

  • Chụp Gallium citrate: giúp phát hiện viêm thanh mạc và viêm phúc mạc.

  • Chụp X-quang ngực: được thực hiện nếu nghi ngờ bệnh nhân bị lao ruột do biến chứng của lao.

  • Siêu âm: chọc hút tế bào với hướng dẫn của siêu âm có thể có ích trong chẩn đoán các tổn thương cơ quan đặc. Chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm và nội soi ổ bụng sự hỗ trợ (nếu cần) giúp chẩn đoán viêm hạch lao và chẩn đoán loại trừ lao màng bụng gây cổ chướng.

Bệnh lao ruột Xét nghiệm và chẩn đoán

Biện pháp trị Bệnh lao ruột và phác đồ điều trị Bệnh lao ruột là gì?

1. Điều trị nội khoa

  • Thuốc diệt vi khuẩn lao: thuốc điều trị lao ruột gồm 4 loại thuốc là rifampicin, isoniazid, ethambutol và pyrazinamid. Ở những bệnh nhân lao phúc mạc, sử dụng thêm các thuốc steroid có thể ngăn ngừa tình trạng dính ruột.

  • Thuốc điều trị triệu chứng: bao gồm thuốc cầm tiêu chảy, thuốc giảm đau bụng,…

Bên cạnh đó, cần kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý cho bệnh nhân như: ăn đủ chất, đủ bữa, đặc biệt là đạm và vitamin, nghỉ ngơi hợp lý.

2. Điều trị ngoại khoa

Đây là phương pháp điều trị cho những bệnh nhân có các biến chứng như thủng ruột, tắc ruột, rò hậu môn. Bao gồm:

  • Nội soi can thiệp: sử dụng để điều trị biến chứng tắc hồi tràng và tá tràng ở bệnh nhân lao ruột bằng cách nong bóng qua nội soi.

  • Phẫu thuật cắt đại tràng ngang, hồi tràng: đây là thủ thuật không được áp dụng thường xuyên vì quá trình phức tạp do hình thành lỗ rò, hội chứng vòng lặp mù hoặc bệnh tái phát tại các đoạn còn lại.

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u, cắt bỏ triệt để các đoạn liên quan: là phương pháp điều trị các lỗ thủng ruột do lao, bác sĩ sẽ cắt bỏ các đoạn liên quan và nối thông. Đây là phương pháp hiệu quả, có thể điều trị bệnh tận gốc. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của người bệnh như suy dinh dưỡng thường gây ảnh hưởng tới các ca phẫu thuật này.

Bệnh lao ruột Cách điều trị

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 23/08/2023 09:10