Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Thận-Tiết niệu » Ứ nước bể thận

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Ứ nước bể thận bằng cách nào?

Cách kiểm tra-xét nghiệm và chẩn đoán của Bệnh Ứ nước bể thận ra sao? Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Ứ nước bể thận bằng hình ảnh, video và các dấu hiệu nhận biết-biểu hiện theo từng giai đoạn bệnh khác nhau như thế nào? Chi phí cho việc xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Ứ nước bể thận tốn bao nhiêu tiền? Và chi phí (bảng giá) xét nghiệm sàng lọc và kỹ thuật tầm soát ung thư (nếu có) của Bệnh Ứ nước bể thận? Ứ nước bể thận có cần xét nghiệm tế bào không? Cách xem kết quả và cách làm xét nghiệm-chẩn đoán Ứ nước bể thận.

Ứ nước bể thận

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Ứ nước bể thận bằng cách nào?

1. Xét nghiệm

  • Chụp X quang hệ tiết niệu không chuẩn bị: xác định nguyên nhân tắc nghẽn. Trên phim X quang có thể thấy sỏi cản quang ở đường tiết niệu, bóng thận to.  Trước khi chụp, nên thụt đại tràng cho bệnh nhân nếu có thể để tránh các hình ảnh của bóng hơi của đại tràng, bã thức ăn có thể gây nhầm lẫn. Đây là kỹ thuật đơn giản, có thể phát hiện trên 90% sỏi tiết niệu cản quang gây tắc nghẽn đường tiết niệu trên. 

  • Siêu âm hệ thận tiết niệu: đánh giá độ dày của nhu mô, kích thước thận, mức độ ứ nước thận, phát hiện một số nguyên nhân gây tắc nghẽn như khối u đường tiết niệu, khối u bên ngoài chèn ép vào, sỏi tiết niệu, dị dạng bẩm sinh ở đường tiết niệu. Tuy nhiên, hạn chế của siêu âm là khó đánh giá toàn bộ niệu quản. 

Ứ nước bể thận Xét nghiệm và chẩn đoán

Siêu âm hệ thận, tiết niệu

  • Chụp CT Scan: có độ nhạy cao (95 – 98%) và độ đặc hiệu cao (96 – 100%). Phương pháp này đặc biệt chính xác trong chẩn đoán về vị trí, kích thước sỏi, vị trí giãn, độ dày của thành niệu quản. Có thể đánh giá dấu hiệu của tắc nghẽn đường niệu mà không cần thuốc cản quang. Chụp CT Scan cho phép chẩn đoán một số bệnh lý như xơ hóa sau phúc mạc, khối u sau phúc mạc, hạch di căn, khối u vùng tiểu khung,… 

  • Xạ hình chức năng thận là kỹ thuật dễ tiến hành, đơn giản, có giá trị trong chẩn đoán các bệnh lý của thận. Phương pháp này không chỉ cung cấp thông tin về chức năng của từng thận qua định lượng và định tính mà còn cho hông tin về kích thước, vị trí và giải phẫu thận. Xạ hình cũng rất có ích trong trường hợp bệnh nhân có chức năng thận suy giảm nhiều mà không thể sử dụng thuốc cản quang khi chụp CT Scan hoặc mẫn cảm với thuốc cản quang có iod…

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: xét nghiệm công thức máu, máu lắng,  ure và creatinin huyết thanh, cấy máu nếu cần thiết, tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu…

2. Chẩn đoán

Triệu chứng lâm sàng:

  • Đau vùng hông lưng.

  • Sốt nếu có nhiễm trùng.

  • Rối loạn tiểu tiện.

  • Triệu chứng suy giảm chức năng thận.

Cận lâm sàng: đóng vai trò quan trọng trong trường hợp bệnh nhân có rất ít triệu chứng lâm sàng:

  • Xquang hệ thận - tiết niệu 

  • Siêu âm thận - tiết niệu

  • Chụp cắt lớp vi tính 

  • Xạ hình thận

  • Cấy nước tiểu có vi khuẩn dương tính, xét nghiệm nước tiểu có tế bào niệu.

  • Xét nghiệm máu có thể có biểu hiện của suy giảm chức năng thận.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 15/05/2023 16:14