Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Thận-Tiết niệu » Ứ nước bể thận

Biện pháp trị Ứ nước bể thận và phác đồ điều trị Bệnh Ứ nước bể thận là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Ứ nước bể thận là gì? Có mấy phác đồ điều trị Ứ nước bể thận? Bệnh Ứ nước bể thận chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Ứ nước bể thận? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Ứ nước bể thận của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Ứ nước bể thận thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Ứ nước bể thận là tốt nhất? Để trị Ứ nước bể thận thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Ứ nước bể thận thì có phải phẫu thuật hay không?

Ứ nước bể thận

Biện pháp trị Ứ nước bể thận và phác đồ điều trị Bệnh Ứ nước bể thận là gì?

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, nguyên nhân gây ứ nước, ứ mủ, mức độ ứ nước, ứ mủ ở thận, suy giảm chức năng thận cấp hay mạn tính. 

1. Chỉ định dùng thuốc

  • Kháng sinh: nếu bệnh nhân có nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ là tốt nhất. Nếu, chưa có kết quả kháng sinh đồ, có thể dùng kháng sinh theo kinh nghiệm. Các nhóm thuốc có thể sử dụng là Cephalosporin, Fluoroquinolon và Etarpendem. 

Ứ nước bể thận Cách điều trị

Dùng kháng sinh nếu bệnh nhân có nhiễm khuẩn

  • Thuốc huyết áp: sử dụng các nhóm thuốc hạ huyết áp nếu cần để huyết áp <130/80 mmHg. 

  • Điều trị các rối loạn do chức năng thận suy giảm: điều trị các rối loạn điện giải, đặc biệt là rối loạn Natri máu và Kali máu. Nếu có suy giảm chức năng thận, cần kiểm soát toan máu, dự phòng tăng phospho máu, điều chỉnh mỡ máu nếu có rối loạn, điều trị thiếu máu, chế độ ăn theo mức độ bệnh thận mạn. 

2. Các phương pháp khác

  • Dẫn lưu bể thận qua da: là thủ thuật cơ bản, cần thiết để điều trị thận ứ nước, ứ mủ bể thận. Thủ thuật này ít tốn kém, đơn giản, tốn ít thời gian, ít gây chấn thương và cho kết quả tốt. Phương pháp này giúp giải quyết nhanh tình trạng ứ đọng và nhiễm khuẩn, giảm nhanh áp lực tại thận,  góp phần phục hồi chức năng và nhu mô thận. 

  • Phẫu thuật để loại bỏ nguyên nhân tắc nghẽn

  • Cắt bỏ thận: chỉ định khi thất bại trong điều trị bảo tồn và các trường hợp bệnh nhân có nhu mô thận đã bị phá hủy nhiều, mất chức năng hoàn toàn, không có khả năng hồi phục. 

  • Điều trị thận thay thế: chỉ định cụ thể theo sự suy giảm chức năng thận, tình trạng rối loạn điện giải, toan máu của bệnh nhân.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 22/08/2023 21:19