Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Thận-Tiết niệu » Thận đa nang

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Thận đa nang là gì?

Dấu hiệu bất thường, biểu hiện và những triệu chứng của Bệnh Thận đa nang là gì? Cách phân biệt được chính xác biểu hiện của người bị Bệnh Thận đa nang với các bệnh lý khác có dấu hiệu bệnh tương tự. Dấu hiệu sớm của Bệnh Thận đa nang theo từng giai đoạn bệnh khác nhau như thế nào? Bệnh Thận đa nang chia thành các giai đoạn bệnh nào? Hiện tượng bất thường, triệu chứng-dấu hiệu nhận biết và các biểu hiện Thận đa nang của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao?

Bệnh Thận đa nang có tên ngắn gọn là PKD.

Thận đa nang

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Thận đa nang là gì?

Triệu chứng cơ bản nhất của bệnh nhân thận đa nang là suy giảm chức năng thận. Các triệu chứng xuất hiện trước khi suy thận rất đa dạng và thay đổi trên từng bệnh nhân cụ thể.

  • Giảm khả năng cô đặc và giảm khả năng và đào thải ion amoni xảy ra sớm do hậu quả của sự thay đổi cấu trúc thận vì ảnh hưởng của các nang. Tuy nhiên việc giảm khả năng cô đặc có thể ít gây biểu hiện lâm sàng nhưng việc giảm đào thải ion amoni có thể tạo cơ hội thuận lợi cho hình thành sỏi acid uric và sỏi oxalat calci do độ pH nước tiểu giảm và thiếu acid citric niệu.

  • Giảm tưới máu thận ngay khi chỉ số huyết áp trong giới hạn bình thường.

  • Tăng huyết áp do hậu quả của tăng sức cản ngoại vi. Nồng độ renin huyết thanh có thể bình thường hoặc tăng. Thể tích dịch ngoại bào, khối lượng huyết tương và cung lượng tim có thể tăng hoặc bình thường. Tăng huyết áp kéo dài có thể có những ảnh hưởng nặng như phì đại thất trái, suy tim là một trong những yếu tố nguy cơ gây tử vong.

Thận đa nang Triệu chứng

Tăng huyết áp thường gặp ở bệnh thận đa nang

  • Đau hông lưng: có thể gặp những cơn đau cấp tính và mạn tính. Đau cấp tính nguyên nhân thường do chảy máu trong nang, sỏi thận tiết niệu, nhiễm trùng nang và hiếm gặp là ung thư hóa. Đau mạn tính nguyên nhân có thể do bao thận bị căng giãn và do sự chèn ép của nang thận vào những mạch máu. Đôi khi thận to quá có thể chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới chủ yếu do thận phải quá to và có cả các triệu chứng về tiêu hóa. 

  • Chảy máu trong nang: có thể có hoặc không kèm theo đái máu.

  • Sỏi thận tiết niệu.

  • Nhiễm trùng đường niệu: bệnh nhân có thể có viêm bàng quang, viêm thận bể thận, nhiễm trùng nang hoặc áp xe quanh thận. Vi khuẩn hay gặp là E.coli, Klebsiella và các trực khuẩn đường ruột.

  • Ung thư hóa: hiếm gặp nhưng khi gặp thì hay xảy ra ở cả hai thận với nhiều khối u rải rác. Chụp cộng hưởng từ là một xét nghiệm rất cần cho chẩn đoán.

  • Suy thận: thường bệnh nhân có biểu hiện suy thận sau tuổi 30 và khoảng 60% số bệnh nhân tiến triển đến giai đoạn cuối ở sau tuổi 57.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 23/08/2023 03:08