Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Thận-Tiết niệu » Thận đa nang

Biện pháp trị Thận đa nang và phác đồ điều trị Bệnh Thận đa nang là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Thận đa nang là gì? Có mấy phác đồ điều trị Thận đa nang? Bệnh Thận đa nang chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Thận đa nang? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Thận đa nang của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Thận đa nang thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Thận đa nang là tốt nhất? Để trị Thận đa nang thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Thận đa nang thì có phải phẫu thuật hay không?

Bệnh Thận đa nang có tên ngắn gọn là PKD.

Thận đa nang

Biện pháp trị Thận đa nang và phác đồ điều trị Bệnh Thận đa nang là gì?

1. Điều trị tăng huyết áp

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời tăng huyết áp là rất quan trọng để bảo vệ nhu mô thận và bảo tồn chức năng thận.

Lựa chọn thuốc hạ áp:

  • Ưu tiên sử dụng thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể khi chức năng thận còn tốt. Việc sử dụng ức chế men chuyển nên cân nhắc khi có suy thận vì có thể thúc đẩy tình trạng suy thận và kali máu tăng.

  • Thuốc chẹn kênh calci nên sử dụng vì ngoài tác dụng hạ áp còn làm tăng lưu lượng máu đến thận vì trong bệnh thận đa nang sự tưới máu thận giảm.

  • Các thuốc lợi tiểu và thuốc ức chế beta giao cảm không nên sử dụng do làm giảm tưới máu thận và góp phần làm tăng acid uric và lipid máu.

2. Điều trị đau

Chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân gây đau có thể đòi hỏi điều trị can thiệp như nhiễm trùng, sỏi, vỡ nang, u thận. Sau khi đã chẩn đoán loại trừ việc điều trị chống đau bằng thuốc có thể dùng tuy nhiên tránh lạm dụng các thuốc giảm đau và non -steroid kéo dài vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận.

Thuốc an thần nhóm tricyclic cho thấy có hiệu quả tốt trong các hội chứng đau mạn tính và thuốc thường được dung nạp tốt. Cơ chế làm giảm đau là do giảm tiết serotonin có tác dụng độc lập với chỉ định của thuốc an thần.

3. Chọc hút nang thận

Khi điều trị bảo tồn thất bại có thể điều trị can thiệp bằng việc chọc hút các nang lớn để giải phóng sự chèn ép. Chọc dò được tiến hành dưới siêu âm hoặc màn huỳnh quang. Để tránh dịch tái phát trong nang có thể sử dụng ethanol 95% gây xơ hóa thành nang.

Hơn 90% bệnh nhân được chọc hút đạt kết quả tốt. Thường có thể gặp các biến chứng nhẹ như đái máu, đau vùng chỗ chọc, sốt nhẹ. Các biến chứng nặng như tràn khí màng phổi, tụ máu quanh bao thận, lỗ rò động - tĩnh mạch trong thận hoặc nhiễm trùng hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra. Tỷ lệ biến chứng sẽ cao hơn ở những trường hợp nang ở gần trung tâm thận hoặc chọc nhiều nang cùng lúc.

4. Điều trị chảy máu trong nang

Hầu hết các trường hợp chảy máu trong nang thường tự cầm và đáp ứng tốt với điều trị bảo tồn bao gồm: nằm nghỉ tại giường, uống đủ nước để hạn chế hình thành cục máu đông. Trường hợp chảy máu nặng ảnh hưởng đến huyết động cần tiến hành truyền máu và khi chảy máu quá nặng thì việc nút mạch khu trú có thể mang lại hiệu quả tốt.

5. Điều trị sỏi thận, tiết niệu

Điều trị nội khoa của sỏi thận tiết niệu trong bệnh thận đa nang nên bắt đầu từ sớm. Vì trong bệnh thận đa nang thường có giảm cô đặc nên khuyên bệnh nhân uống đủ nước trong ngày để giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Khi cần thiết điều trị can thiệp có thể tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể hoặc tán sỏi qua bể thận có tỷ lệ thành công đến 80% và ít có biến chứng nặng.

Thận đa nang Cách điều trị

Uống đủ nước trong ngày để giảm nguy cơ hình thành sỏi thận

6. Điều trị nhiễm trùng

  • Những trường hợp viêm bàng quang cần điều trị sớm để ngăn ngừa viêm ngược dòng lên thận.

  • Viêm thận bể thận cần dùng kháng sinh đủ mạnh và chọn lọc cho đường niệu.

  • Nhiễm trùng nang: điều trị tương đối khó khăn. Chọn kháng sinh thấm được qua thành nang như trimethoprim sulfamethoxazole, fluoroquinolon. Có thể sử dụng các kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm cephalosporin và carbapenem. Nếu sốt kéo dài quá 2 tuần mặc dù được điều trị tích cực thì có thể xem xét chỉ định chọc hút nang nhiễm trùng qua da hoặc dẫn lưu nang qua da. Nếu sốt tái phát ngay sau khi dùng kháng sinh thì cần tìm thêm các dấu hiệu tắc nghẽn do sỏi hay có áp xe quanh thận. Nếu loại trừ các nguyên nhân này thì phải dùng kháng sinh kéo dài, nhưng không nên quá 12 tuần, mới có thể giải quyết xong việc nhiễm trùng nang.

  • Điều trị suy thận: Trong giai đoạn điều trị bảo tồn nhằm mục đích làm chậm sự tiến triển của bệnh nên khống chế tốt huyết áp < 130/80 mmHg, điều chỉnh mỡ máu nếu có rối loạn, kiểm soát toan máu, phòng tăng phospho máu, chế độ ăn theo các mức độ suy thận. Điều trị thận thay thế khi bệnh thận đa nang tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 04/11/2023 14:11