Biện pháp trị Suy thận cấp và phác đồ điều trị Bệnh Suy thận cấp là gì?
1. Nguyên tắc chung
-
Nhanh chóng phát hiện, loại bỏ các nguyên nhân có thể gây suy thận cấp
-
Điều chỉnh các rối loạn gây ra bởi suy thận cấp. Cố gắng phục hồi số lượng nước tiểu.
-
Phát hiện và nhanh chóng xử lý các biến chứng.
-
Điều trị phù hợp với từng giai đoạn bệnh, chỉ định lọc máu ngoài thận khi cần thiết (khi có nguy cơ tử vong: phù phổi cấp, suy tim cấp, tăng Kali, tăng ure, creatinin, tăng huyết áp kịch phát).
2. Điều trị cụ thể:
2.1. Cân bằng nước – điện giải
-
Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu: bù nước theo nguyên tắc lượng nước đưa vào phải ít hơn lượng nước thải ra. Chỉ định lọc máu ngoài thận khi bệnh nhân vô niệu hơn 4 ngày.
-
Giai đoạn đái trở lại: Bù nước – điện giải bằng uống oresol và truyền dịch.
2.2. Chống toan máu
-
Tiêm/truyền tĩnh mạch NaHCO3 8,4 %, 1,4%.
-
Lọc máu ngoài thận khi pH máu <7,2.
2.3. Điều trị tăng huyết áp
Điều trị tăng huyết áp bằng các nhóm thuốc hạ huyết áp tùy từng bệnh nhân. Nhóm chẹn kênh canxi an toàn và không làm giảm dòng máu đến thận.
2.4. Hạn chế tăng kali máu
-
Hạn chế đưa kali vào cơ thể: Hạn chế ăn thịt đỏ (bò, trâu, lợn nạc); rau xanh (rau muống, cải xanh, rau ngót); quả vàng (chuối, cam, đu đủ, bí đỏ, nho, ổi…). Hạn chế dùng thuốc, dịch truyền có kali.
-
Loại bỏ các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn.
-
Dùng lợi tiểu mạnh thải kali: Lợi tiểu quai (Furosemid).
-
Dùng nhựa trao đổi ion như Kayexalate, Resonium A (nhựa gắn ion Na+).
-
Dùng Glucose ưu trương (20%, 30%, 50%) kết hợp 10 UI Insulin nhanh tiêm tĩnh mạch.
-
Dùng canxi gluconat hoặc clorua tiêm tĩnh mạch khi bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tim mạch nặng. Có thể tiêm nhắc lại 30 phút 1 lần, liều dùng phụ thuộc vào nồng độ kali máu của bệnh nhân.
-
Chỉ định lọc máu cấp cứu ngoài thận khi nồng độ kali máu > 6,5 mmol/L.
2.5. Hạn chế tăng ure máu
-
Chế độ ăn: giảm đạm 0,4g/kg/ngày.
-
Loại bỏ các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn bằng cách sử dụng kháng sinh liều cao.
-
Bổ sung viên Ketosteril (keto acid trong thuốc lấy ure máu chuyển thành acid amin).
-
Lọc máu ngoài thận khi ure máu > 35 mmol/L, creatinin máu > 600μmol/L.
2.6. Chỉ định lọc máu ngoài thận
Lọc máu ngoài thận được chỉ định cho các đối tượng sau:
-
Vô niệu hơn 4 ngày
-
Toan chuyển hóa, pH máu < 7,2
-
Kali máu > 6,5 mmol/L
-
Ure máu > 35 mmol/L
-
Giảm natri máu trầm trọng, natri máu < 120 mmol/lít
-
Creatinin máu > 600μmol/L
-
Đe dọa phù phổi cấp, quá tải tuần hoàn.
-
Viêm màng ngoài tim
-
Biểu hiện thần kinh: lú lẫn, hôn mê, co giật
-
Thiểu niệu không đáp ứng với thuốc lợi tiểu
Lọc máu ngoài thận được chỉ định cho một số đối tượng bệnh nhân suy thận
3. Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận cấp
-
Ưu tiên dinh dưỡng đường miệng nếu bệnh nhân có thể tự ăn uống được và không có tình trạng nôn nhiều. Tùy từng đối tượng bệnh nhân và từng giai đoạn bệnh sẽ áp dụng chế độ ăn khác nhau.
-
Bổ sung các vitamin hòa tan, khoáng chất, acid folic, bù magie, canxi.
-
Trong khẩu phần ăn, tỷ lệ carbohydrat chiếm 50-80%.
-
Cung cấp thêm các acid béo thiết yếu như omega 3.
-
Hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể, nên hạn chế ở mức 2-4 gam natri một ngày, kể cả lượng muối trong dịch truyền.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.