Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Sỏi thận bằng cách nào?
-
Xét nghiệm nước tiểu: có nhiều bạch cầu, hồng cầu. Khi có biến chứng nhiễm trùng, có thể thấy vi khuẩn khi ly tâm, soi và nhuộm Gram. Có thể thấy tinh thể Phosphat, Oxalat, Calci. Khi có nhiễm trùng niệu, pH sẽ tăng trên 6.5.
-
Siêu âm: là xét nghiệm thường được chỉ định đầu tiên khi nghi ngờ có sỏi hệ tiết niệu. Vì phương pháp này rẻ tiền, đơn giản, không xâm nhập và có thể tiến hành nhiều lần mà không có hại cho bệnh nhân. Nhiều trường hợp bệnh nhân có sỏi không triệu chứng được phát hiện tình cờ khi siêu âm bụng vì một lý do khác hoặc siêu âm kiểm tra thường quy.
Siêu âm là phương pháp thường được chỉ định khi nghi ngờ sỏi thận tiết niệu
-
X quang bụng: xác định vị trí sỏi cản quang, cho biết số lượng, kích thước và hình dáng của sỏi.
-
Chụp hệ tiết niệu qua đường tĩnh mạch (UIV): quan sát được hình dáng của thận, niệu quản, đài bể thận, vị trí của sỏi trong đường tiết niệu.
-
Chụp X quang niệu quản thận ngược dòng phát hiện sỏi không cản quang và có giá trị trong trường hợp thận câm trên phim UIV.
-
Soi bàng quang: thường dùng để nội soi can thiệp lấy sỏi, ít dùng để chẩn đoán.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.