Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Thận-Tiết niệu » Sỏi thận

Biện pháp trị Sỏi thận và phác đồ điều trị Bệnh Sỏi thận là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Sỏi thận là gì? Có mấy phác đồ điều trị Sỏi thận? Bệnh Sỏi thận chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Sỏi thận? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Sỏi thận của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Sỏi thận thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Sỏi thận là tốt nhất? Để trị Sỏi thận thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Sỏi thận thì có phải phẫu thuật hay không?

Sỏi thận

Biện pháp trị Sỏi thận và phác đồ điều trị Bệnh Sỏi thận là gì?

1. Điều trị nội khoa

Điều trị cơn đau quặn thận nguyên nhân do sỏi:

  • Giảm uống nước khi đang có cơn đau quặn thận

  • Giảm đau: các thuốc kháng viêm không Steroid thường có tác dụng tốt. Nếu không có hiệu quả, cân nhắc sử dụng Morphin cho bệnh nhân.

  • Giãn cơ trơn: sử dụng Buscopan, Drotaverin,... tiêm tĩnh mạch

  • Chỉ định kháng sinh nếu bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng.

  • Giải quyết các nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản (sỏi, dị dạng đường niệu). Một số trường hợp bệnh nhân có cơn đau quặn thận không đáp ứng với điều trị nội khoa thì cần chỉ định phẫu thuật sớm để giải quyết tắc nghẽn. Tùy theo tình trạng bệnh nhân, số lượng, kích thước sỏi, tình trạng và chức năng thận để quyết định dẫn lưu bể thận qua da hay mổ cấp cứu để lấy sỏi.

2. Điều trị ngoại khoa

2.1. Tán sỏi ngoài cơ thể

Đây là kỹ thuật sử dụng sóng xung kích tập trung tại vị trí có sỏi để tán vỡ chúng, vụn sỏi sau đó sẽ theo dòng nước tiểu ra ngoài. Đây là phương pháp không xâm lấn, không mổ nên bệnh nhân không cảm thấy đau đớn. Thời gian điều trị và thời gian hồi phục được rút ngắn.

Sỏi thận Cách điều trị

Tán sỏi ngoài cơ thể

2.2. Tán sỏi qua da

Đây là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu thông qua đường hầm nhỏ khoảng 5mm chạy từ ngoài da vùng lưng hoặc hông lưng đi vào trong thận hoặc vị trí có sỏi. Sau đó đưa máy nội soi và dây laser vào và tán vỡ sỏi. Tán sỏi qua da chỉ can thiệp với vết mổ 5mm nên hạn chế tối đa xâm lấn, vết mổ nhỏ nên không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, không để lại sẹo sau điều trị. Phương pháp này có thời gian điều trị và phục hồi nhanh.

2.3. Tán sỏi nội soi lội ngược dòng

Đây là kỹ thuật đi từ niệu đạo lên bàng quang, niệu quản, thận… để tiếp cận và tán vỡ sỏi. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, thay thế cho mổ mở truyền thống. Khi thực hiện, người bệnh không đau, không có vết mổ và không để lại sẹo. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 08/11/2023 01:46