Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Thận-Tiết niệu » Hội chứng thận hư

Biện pháp trị Hội chứng thận hư và phác đồ điều trị Bệnh Hội chứng thận hư là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Hội chứng thận hư là gì? Có mấy phác đồ điều trị Hội chứng thận hư? Bệnh Hội chứng thận hư chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Hội chứng thận hư? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Hội chứng thận hư của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Hội chứng thận hư thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Hội chứng thận hư là tốt nhất? Để trị Hội chứng thận hư thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Hội chứng thận hư thì có phải phẫu thuật hay không?

Hội chứng thận hư

Biện pháp trị Hội chứng thận hư và phác đồ điều trị Bệnh Hội chứng thận hư là gì?

Việc điều trị đối với hội chứng thận hư nguyên phát bao gồm: 

  • Điều trị làm giảm triệu chứng

  • Điều trị đặc hiệu 

  • Điều trị biến chứng nếu có

Điều trị hội chứng thận hư thứ phát phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý này.

1. Điều trị triệu chứng

1.1 Giảm phù: 

Bệnh nhân cần ăn nhạt và hạn chế nước. Do bệnh nhân thận hư thường có tình trạng thừa nước và giữ muối trong cơ thể. 

Hội chứng thận hư Cách điều trị

Bệnh nhân hội chứng thận hư cần ăn chế độ ăn giảm muối

Có thể dùng các lợi tiểu quai như furosemid, hydroclorothiazid. Ở một số bệnh nhân, nhóm lợi tiểu có tác dụng đối kháng aldosteron có thể rất hiệu quả. Đối với bệnh nhân có suy thận, lợi tiểu thường dùng là furosemid. Liều dùng được điều chỉnh với mỗi bệnh nhân để đạt lượng nước tiểu như mong muốn.

1.2. Đảm bảo thể tích tuần hoàn hiệu dụng: 

Đối với những bệnh nhân có bằng chứng rõ rệt của tình trạng giảm thể tích tuần hoàn hiệu dụng, cần có biện pháp để bù khối lượng tuần hoàn. Với những bệnh nhân có albumin máu rất giảm, albumin người là dung dịch an toàn và hiệu quả. Nhưng dung dịch này có giá thành cao và có thể gây phù phổi kẽ. Ngoài ra có thể dùng các dung dịch keo, dung dịch muối sinh lý, plasma để bù lại thể tích dịch trong lòng mạch. 

Nếu mất nhiều protein qua nước tiểu (>5g/24 giờ) cần điều chỉnh lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày đủ bằng nhu cầu protein của cơ thể cộng thêm lượng mất qua nước tiểu mỗi ngày. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bệnh nhân trẻ 

1.3. Hạ áp: 

Các thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển angiotensin II thường được ưu tiên sử dụng. Ngoài ra có thể dùng các thuốc ức chế thụ thể angiotensin II và các nhóm thuốc hạ áp khác nếu chưa đạt mức huyết áp cần thiết.

1.4.  Điều trị rối loạn lipid máu: 

Quan điểm về điều trị tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân thận hư còn chưa hoàn toàn thống nhất. Việc điều trị có thể mang lại lợi ích nếu bệnh dai dẳng. Các nghiên cứu gần đây nhận thấy bên cạnh việc làm giảm lipid máu, các thuốc nhóm fibrat hay statin đều có tác dụng làm giảm protein niệu. 

1.5. Một số biện pháp điều trị khác:

Sử dụng thuốc chống viêm giảm đau không steroid, thuốc chống kết tập tiểu cầu để dự phòng biến chứng tắc mạch,... có thể được xem xét chỉ định.

2. Điều trị đặc hiệu

2.1. Corticosteroid:

Sử dụng prednisolon, prednison hoặc các thuốc corticoid khác với liều tương đương. Thường dùng cho bệnh nhân thận hư có thay đổi tối thiểu cầu thận, xơ cầu thận ổ, cục bộ và viêm cầu thận tăng sinh gian mạch.

Hội chứng thận hư Cách điều trị

Corticoid là thuốc điều trị đặc hiệu cho hội chứng thận hư

Có 3 giai đoạn điều trị: Giai đoạn tấn công khởi đầu, giai đoạn củng cố và giai đoạn duy trì.

2.2. Các thuốc ức chế miễn dịch khác:

Thường sử dụng cho các đối tượng:

  • Bệnh nhân viêm cầu thận màng có nguy cơ cao (sử dụng đơn độc hay phối hợp với corticoid).

  • Bệnh nhân hay tái phát.

  • Bệnh nhân kháng/phụ thuộc corticoid.

3. Điều trị biến chứng

  • Khi có biến chứng có thể cần phải giảm liều, ngừng thuốc tạm thời hoặc đôi khi ngưng thuốc hoàn toàn. 

  • Những bệnh nhân có tăng đường máu, tăng huyết áp khi dùng corticoid cần được điều trị thuốc phù hợp. 

  • Khi có nhiễm trùng cần giảm liều hoặc tạm ngưng thuốc ức chế miễn dịch và cho kháng sinh phù hợp. 

  • Một số tác dụng không mong muốn của thuốc có thể được chủ động điều trị dự phòng. Như dự phòng loãng xương, dự phòng viêm loét dạ dày tá tràng, điều chỉnh điện giải, uống đủ nước.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 19/05/2023 19:26