Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Động kinh là gì?
Đại đa số bệnh nhân động kinh, được điều trị đầy đủ, có thể sống một cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có các bệnh đi kèm nghiêm trọng như rối loạn tâm thần và chậm phát triển trí tuệ.
1. Động kinh cơn lớn (Cơn co cứng – co giật toàn thể):
Thường gặp ở người lớn. Với các yếu tố kích thích lên cơn bao gồm: stress, rối loạn giấc ngủ, ánh sáng nhấp nháy …Thời gian xảy ra thường kéo dài < 5 phút, gồm 3 giai đoạn:
-
Giai đoạn co cứng diễn ra trong vòng 10 – 20s:
Bệnh nhân mất ý thức đột ngột – hoàn toàn ngay từ đầu. Co cứng toàn bộ cơ thể từ trên xuống dưới (Co cứng cơ hầu họng sau đó đến cơ chi trên và các cơ chi dưới). Bệnh nhân có những tiếng hét hoang dã, chói tai. Kèm theo rối loạn thần kinh thực vật nghiêm trọng: Tăng huyết áp, nhịp tim nhanh.
-
Giai đoạn co giật diễn ra trong 30s:
Bệnh nhân co giật toàn thân nhịp nhàng: Co các cơ chi trên và cơ chi dưới. Tăng tiết đờm dãi: Tiết nhiều có thể dẫn tới suy hô hấp, ngừng thở, tím tái, sùi bọt mép, cắn vào lưỡi.
Bệnh nhân động kinh ở giai đoạn co giật có biểu hiện co các cơ chi và tăng tiết đờm dãi
-
Giai đoạn doãi mềm
Các cơ doãi mềm hoàn toàn (doãi cơ vòng dẫn đến đái dầm). Ý thức bệnh nhân thu hẹp rồi phục hồi dần dần. Khi tỉnh lại sau cơn động kinh, bệnh nhân không nhớ gì.
2. Động kinh cơn nhỏ (Cơn vắng ý thức) (10 – 20s)
Thường gặp ở trẻ em, có thể gây chậm lớn ở trẻ. Tiên lượng bệnh tốt tuy nhiên có thể chuyển sang động kinh cơn lớn. Biểu hiện của cơn động kinh nhở là xuất hiện đột ngột, làm gián đoạn tất cả hoạt động bệnh nhân đang làm, ngồi/đứng bất động, vẻ mặt đờ đẫn, cái nhìn trống rỗng, ánh mắt xa xăm. Khi hết cơn, bệnh nhân không nhớ gì.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.