Biện pháp trị Động kinh và phác đồ điều trị Bệnh Động kinh là gì?
1. Điều trị nội khoa
Nguyên tắc điều trị bệnh động kinh
-
Chọn thuốc phù hợp với từng loại cơn động kinh, dò liệu lượng trên từng đối tượng cơ thể người bệnh.
-
Dùng liều từ thấp đến liều cao; Tăng dần đến khi cắt cơn; Duy trì liều có tác dụng.
-
Thuốc dùng hàng ngày, đúng và đủ liều quy định: không tự ý giảm liều hoặc dừng thuốc đột ngột.
-
Ưu tiên đơn trị liệu. Hạn chế dùng hai hay nhiều thuốc điều trị cùng lúc. Theo dõi chặt chẽ các tác dụng phụ trong quá trình điều trị để khắc phục.
-
Sinh hoạt điều độ: Kiêng rượu, bố trí công việc hợp lý.
Động kinh có thể được điều trị một cách hợp lý bằng thuốc chi phí thấp như thuốc chống động kinh truyền thống: carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, acid valproic và benzodiazepines.
Chọn thuốc phù hợp với từng loại cơn động kinh và thực hiện dò liều trên BN
-
Acid valproic: thuốc điều trị khởi đầu cho phần lớn cho các dạng động kinh.
-
Phenytoin và Carbamazepin: sử dụng trong động kinh co cứng co giật và động kinh cục bộ
-
Barbituric (Phenobarbital, Gardenal) điều trị động kinh toàn thể, động kinh cục bộ
-
Ethosuximide (Zarontin): điều trị cơn vắng ý thức
2. Điều trị ngoại khoa:
Chỉ định trong các trường hợp:
-
Do tổn thương cục bộ ở vỏ não dẫn đến động kinh cục bộ.
-
Phẫu thuật áp dụng trong các trường hợp: Giải quyết vị trí của ổ động kinh nằm ở vùng có thể giải quyết bằng phẫu thuật hay nguyên nhân gây động kinh - phẫu thuật (u não, khối máu tụ não).

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.